Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

17:13 | 10/10/2021 Góc nhìn chuyên gia
aa
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, để đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội ở mức khả quan nhất, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đưa ra 6 khuyến nghị chính nhằm hạn chế tác động của dịch bệnh, góp phần nhanh chóng khôi phục kinh tế - xã hội.

Xu hướng “sống chung với COVID” và phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi, dù mức tăng trưởng không khả quan như các dự báo hồi đầu năm do vẫn phải đối mặt với các đợt bùng phát mạnh của biến thể Delta. Đà phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các nước và khu vực trên thế giới, tùy thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vaccine và mức độ, hiệu quả của các gói hỗ trợ.

Báo cáo mới nhất của các tổ chức như IMF, WB, OECD, ADB… dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 khoảng 5,6-6%, giảm nhẹ so với dự báo hồi đầu năm; trong đó sự phục hồi nhanh tại các nền kinh tế phát triển đã đạt tỷ lệ tiêm vaccine cao sẽ bù đắp được sự tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nơi có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp hơn và vẫn phải đối mặt với dịch bệnh. Hiện nay, vẫn chưa xác định được thời điểm kết thúc đại dịch; vì vậy, hầu hết các nước đang có xu hướng “sống chung với COVID”, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

tac dong dich covid 19 doi voi kinh te viet nam va nhung khuyen nghi chinh sach
Ảnh minh họa

Đối với Việt Nam, nền kinh tế trong quý III/2021 đã phản ánh rõ những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Tăng trưởng GDP quý III ước giảm - 6,17%; tính chung 9 tháng, GDP chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng 9 tháng thấp nhất kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay. Mặc dù dịch bệnh đang dần được kiểm soát cùng với tiến trình bao phủ vaccine được đẩy nhanh hơn, và việc điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; lĩnh vực nông nghiệp, xuất - nhập khẩu tăng khá và ổn định kinh tế vĩ mô được đảm bảo.

Nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với 9 khó khăn, thách thức. Đó là: (i) dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, khó lường; (ii) kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều, nhiều bất định (trong đó có đà phục hồi của Trung Quốc đang chậm lại); (iii) rủi ro, áp lực lạm phát, chi phí toàn cầu gia tăng; (iv) sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, tiêu thụ vẫn hiện hữu; (v) lĩnh vực dịch vụ tiếp tục giảm mạnh; (vi) đầu tư tư nhân, đầu tư công giảm sút trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa phục hồi; (vii) thu - chi ngân sách đối diện với nhiều thách thức khi nguồn thu giảm, thiếu bền vững và nhu cầu chi cấp bách gia tăng; (viii) hoạt động của doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn (về tài chính, dòng tiền, về nguồn cung - phân phối, về lao động và gián đoạn sản xuất kinh doanh…); (ix) tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và cải cách, hoàn thiện thể chế còn chậm, nợ xấu gia tăng...

Với kết quả 9 tháng đầu năm và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế từ đầu tháng 10, chúng tôi dự báo kinh tế Việt Nam sẽ sớm hồi phục từ quý IV/2021, tăng trưởng quý IV có thể đạt 3,5%; giúp GDP cả năm 2021 có thể tăng 2,5% (kịch bản cơ sở) đến 3% (kịch bản tích cực).

Tác động của dịch COVID-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam

Về phạm vi đánh giá: Tiếp tục lựa chọn 16 ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp và cũng là các ngành kinh tế quan trọng (chiếm khoảng 75% GDP năm 2020 của Việt Nam).

Về tiêu chí đánh giá gồm 3 tiêu chí chính: (i) diễn biến hoạt động (GDP, sản lượng) của ngành đến hết 9 tháng đầu năm; (ii) kim ngạch xuất - nhập khẩu 9 tháng (tính đến cả yếu tố đầu vào và đầu ra so với cùng kỳ năm 2020), và (iii) diễn biến giá cổ phiếu của nhóm ngành này niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (phản ánh kỳ vọng của thị trường); và có tham khảo số liệu về số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng (xem mức độ khó khăn như thế nào).

Theo đó, so với các kỳ đánh giá trước đây, các ngành du lịch, lưu trú – ăn uống, vận tải, bán lẻ, y tế, giáo dục – đào tạo vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề, một số lĩnh vực khác vấp phải nhiều khó khăn hơn như dệt may, da giày và xây dựng, trong khi mức độ khó khăn của một số ngành kinh tế khác đã giảm bớt, thậm chí một số ngành đã có sự phục hồi đáng kể.

Theo đánh giá của nhóm tác giả, trong số 16 ngành kinh tế lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4. Trong quý III, do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều nhà máy sản xuất phải tạm ngừng hoạt động. Thêm vào đó, chuỗi cung ứng bị đứt gãy và chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường quốc tế (tăng giá nguyên liệu, đình trệ về vận tải hàng hóa…) nên hoạt động của ngành càng thêm khó khăn. Tính riêng trong quý III, GDP khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02% đưa mức tăng của 9 tháng xuống chỉ còn 3,57% (từ mức 8,36% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ).

Ngành xây dựng chịu ảnh hưởng tương đối tiêu cực từ dịch COVID-19 dù một số lĩnh vực được hưởng lợi từ việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công của Chính phủ. Các đợt bùng phát dịch trong quý II và III cũng đã phần ảnh hưởng khá rõ nét tới hoạt động của ngành khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, 9 tháng đầu năm, GDP ngành đã sụt giảm -0,58% từ mức mức tăng trưởng 5,59% trong 6 tháng đầu năm và 6,53% của quý I.

Khu vực dịch vụ là các ngành phản ánh rõ nhất tác động tiêu cực từ đại dịch và sẽ cần thêm thời gian hơn để phục hồi. Trong quý III, GDP của khu vực này sụt giảm 9,28% và tính chung 9 tháng giảm 0,69% (trong khi 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng 3,96%).

Đối với lĩnh vực du lịch, vận tải, dịch bệnh diễn biến phức tạp tại đa số các nước, cũng như tại nhiều địa phương trong nước, nên các hoạt động du lịch, vận tải vẫn rất khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế vẫn giảm 97%, khách trong nước giảm 24%; doanh thu các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành lần lượt giảm 22,1% và 64% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù trong quý III/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản vẫn tăng trưởng dương ở mức 1,04% nhờ điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 0,35 điểm % vào mức tăng trưởng chung. Trong bối cảnh các động lực chính của nền kinh tế là công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh, khu vực nông nghiệp vẫn là bệ đỡ vững chắc cho tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp khu vực này còn nhiều khó khăn với số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm vẫn tăng cao (+23% so với cùng kỳ năm trước) dù có giảm so với quý II/2021.

Trong khi đó, các ngành bán lẻ, kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn trong xu hướng sụt giảm với mức giảm lần lượt là 3,1% và 0,78% trong 9 tháng đầu năm do dịch COVID-19 vẫn tác động khá rõ nét tới hoạt động bán lẻ, các phân khúc bất động sản như cho thuê mặt bằng bán lẻ, văn phòng, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng… Cùng với đó, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trái lại, một số lĩnh vực dịch vụ khác vẫn duy trì đà tăng trưởng khá như thông tin - truyền thông viễn thông (+5,24%), khoa học - công nghệ (+5,72%), lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (+8,37%). Đây là những ngành hưởng lợi từ xu thế chuyển đổi số, kinh doanh trực tuyến, vận chuyển giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, cần lưu ý là tác động đối với lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm là có độ trễ; do tác động của dịch bệnh đối với doanh nghiệp, người dân, đã và đang tác động tiêu cực hơn đối với lĩnh vực ngân hàng, nợ xấu gia tăng rõ rệt với tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể tăng lên mức 2% cuối năm 2021 và khoảng 2,3-2,5% năm 2022. Còn nợ xấu gộp (gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC và nợ xấu tiềm ẩn) tăng từ 5,1% cuối năm 2020 lên 7,2% hiện nay (nếu tính cả các khoản nợ cơ cấu lại nhưng không bị chuyển nhóm theo Thông tư 01 và Thông tư 03 của NHNN, theo báo cáo của NHNN).

tac dong dich covid 19 doi voi kinh te viet nam va nhung khuyen nghi chinh sach
Nếu kinh tế sớm hồi phục trong quý IV/2021, tăng trưởng cả năm có thể đạt khoảng 3,5% so cùng kỳ

Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát cả năm 2021

Với tình hình bị ảnh hưởng tiêu cực như trên, hiện nay, tất cả các tổ chức quốc tế cũng như trong nước đều hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam so với các dự báo trước đó. Chẳng hạn, WB (tháng 9/2021) vẫn dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 4,8%, trong khi ADB (tháng 9/2021) dự báo mức tăng trưởng 3,8%, Citi Research (cuối tháng 9/2021) dự báo mức tăng trưởng 1,5%, và Standard Chartered dự báo tăng 2,7% năm 2021. Dự báo rất khác nhau thể hiện sự bất định của khả năng phục hồi, phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và mở cửa nền kinh tế như thế nào.

Theo đánh giá của chúng tôi, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay có thể theo 2 kịch bản. Với kịch bản cơ sở, với điều kiện các nước trên thế giới đẩy nhanh tiêm vaccine trong quý IV/2021, giúp giảm mạnh tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, làn sóng dịch thứ 4 sẽ được kiểm soát, tiến tới trạng thái “sống chung an toàn với COVID” từ đầu quý IV/2021 tại hầu hết các tỉnh, thành; tiêm chủng được đẩy mạnh và đạt tỷ lệ 70% người trưởng thành được tiêm đủ 2 mũi) vào cuối quý II/2022; môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo cơ sở để kinh tế tăng trưởng tích cực. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ sớm hồi phục trong quý IV/2021, tăng trưởng đạt khoảng 3,5% so cùng kỳ; giúp GDP năm 2021 của Việt Nam có thể tăng 2,5%. Khả năng xảy ra kịch bản này là khá cao.

Với kịch bản tích cực hơn, nếu Việt Nam có thể kiểm soát tốt dịch bệnh và có đủ nguồn vaccine như kế hoạch đề ra, đẩy nhanh tiêm chủng, đạt tỷ lệ 70% người trưởng thành được tiêm đủ 2 mũi vào cuối quý I/2022, cả nước nhất quán phương châm “sống chung an toàn với COVID”, sớm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội; khi đó, kinh tế sẽ phục hồi nhanh ngay trong quý IV, tăng 5,3%, giúp GDP cả năm 2021 tăng khoảng 3%. Khả năng xảy ra kịch bản này là không cao.

Năm 2022, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi; dự báo kinh tế Việt Nam có thể trở lại với chu kỳ tăng trưởng và đạt tốc độ 6,5-7%.

Về lạm phát, dự báo 3 tháng cuối năm, áp lực tăng lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới vẫn còn và đà hồi phục kinh tế trong nước cùng với yếu tố chu kỳ cuối năm có thể khiến chỉ số CPI quý IV tăng cao hơn quý III.

Tuy nhiên, sự ổn định của nhóm hàng hóa thiết yếu nhờ nguồn cung dồi dào và công tác bình ổn giá hiệu quả; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chính sách sẽ góp phần kìm giữ đà tăng giá, CPI bình quân cả năm 2021 dự báo ở mức 2,3-2,5%, thấp nhất trong vòng 6 năm. Năm 2022, với đà phục hồi của nền kinh tế và sức cầu trong nước, đà tăng lạm phát và giá cả hàng hóa, dịch vụ toàn cầu chỉ giảm nhẹ, dự báo lạm phát sẽ tăng cao hơn trong năm 2022 ở mức 3-3,3%, tuy thấp hơn 0,3-0,5 điểm % so với dự báo trước đó, song là mức cao hơn hầu hết các nước ASEAN (theo ADB, tháng 9/2021). Vì vậy, không thể chủ quan, cần chú trọng phối hợp chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, để đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội ở mức khả quan nhất, chúng tôi có 6 khuyến nghị chính nhằm hạn chế tác động của dịch bệnh, góp phần nhanh chóng khôi phục kinh tế - xã hội.

Một là, chuyển chiến lược “mục tiêu kép” thành chiến lược “đa mục tiêu”: vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh, an ninh tâm lý và xã hội, tăng năng lực chống chịu các cú sốc bên ngoài và tâm thế phục hồi, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong và sau đại dịch. Để làm được điều này, các kế hoạch, chiến lược phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế cần được cùng họp bàn, tích hợp, tính toán nhằm đảm bảo tính tối ưu, cân bằng và phù hợp hơn.

Hai là, nhất quán thay đổi mô hình, chiến lược phòng chống dịch và đẩy nhanh chiến lược vaccine. Mô hình “sống chung với virus” cần được làm rõ nội hàm cùng với những chiến lược, giải pháp và hướng dẫn chung để các địa phương nhất quán thực hiện. Theo đó, không để đứt gãy quá nhiều chuỗi cung ứng và chuỗi lao động. Xử lý nghiêm những trường hợp gây khó dễ, làm đứt gãy chuỗi một cách vô lý. Đồng thời, cần có kế hoạch, phương án cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp về việc tuyển dụng, đi lại và giữ lao động. Việc này đòi hỏi nỗ lực, sự phối hợp ăn ý của 4 bên: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao động.

Ba là, cần sớm ban hành Chương trình phục hồi kinh tế trong đó, cần kiên định “đa mục tiêu” và khai thác các động lực tăng trưởng mới và gồm cả chính sách phục hồi xanh. Theo đó, Chính phủ cần ban hành Khung chương trình phục hồi kinh tế để các bộ, ngành, địa phương nhất quán xây dựng và thực hiện. Chính phủ cũng cần có kế hoạch, lộ trình mở cửa rõ ràng, khả thi để doanh nghiệp, người dân có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh của mình.

Bốn là, cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành. Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các gói hỗ trợ đến thời điểm hiện tại và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện (đến nay, đa số các gói hỗ trợ còn triển khai chậm).

Năm là, Chính phủ xem xét có gói hỗ trợ tổng thể tiếp theo, trên cơ sở cân nhắc, tính toán dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ, mức độ tác động của dịch bệnh, bối cảnh và cơ hội mới để thiết kế chính sách phù hợp. Lúc này chúng ta cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tín dụng tăng trong tầm kiểm soát. Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tiền tệ hiện nay, Việt Nam có thể tăng chi ngân sách, tăng cung tiền ở mức độ hợp lý và từ năm 2023 có thể quay lại quỹ đạo, kiểm soát những cán cân này lành mạnh hơn.

Cuối cùng, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm có thể huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; cũng như cải cách, hoàn thiện thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư – kinh doanh, gồm cả thể chế phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Đây chính là những động lực phục hồi đòi hỏi ít chi phí nhưng hiệu quả và tính bền vững cao.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
Nguồn:

Các tin khác

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Việc ngân hàng cấp hạn mức cho vay tín chấp đang phụ thuộc vào khả năng giám sát dòng tiền của từng doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu, thông tin về lịch sử trả nợ, phương án kinh doanh… của doanh nghiệp.
NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

Khi tín hiệu của NHNN phát đi, các NHTM sẽ giảm lãi suất huy động, qua đó hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế
Biến thách thức thành cơ hội

Biến thách thức thành cơ hội

Trong trung hạn, cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém cần được tăng cường để giúp củng cố sự ổn định tài chính.
Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

NHNN cho đến nay đã điều hành linh hoạt các CSTT và tỷ giá để vượt qua các cơn gió ngược bên ngoài và trong nước
Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Việc NHNN kiên định với mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh áp lực lạm phát đang rất lớn
Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Duy trì hoạt động hệ thống ATM, các ngân hàng phải chịu rất nhiều chi phí
Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Chương trình phục hồi cần triển khai nhanh hơn.
Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Việc triển khai ứng dụng công nghệ AI đang được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện và giải quyết các gian lận
Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2021
Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng
Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Năm 2022 dường như mọi điều khó khăn nhất đã qua đi đối với nền kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng
Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ

Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ

Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ
Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng

Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng

Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng
Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

Nếu chúng ta cho phép thí điểm blockchain ở một số lĩnh vực phù hợp thì sẽ là cú hích cho sự phát triển.
VND lên giá do những yếu tố nào?

VND lên giá do những yếu tố nào?

Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC cho rằng cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua.
Xem thêm
Sức bật mới cho thị trường M&A

Sức bật mới cho thị trường M&A

Thị trường M&A Việt Nam tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh. Trong năm 2023, ngân hàng là một trong những lĩnh vực có hoạt động M&A sôi nổi nhất.
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2023.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng nay (28/11), sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua luật này. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Cổ phiếu ngân hàng là nhóm có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong suốt thời gian qua, nhóm ngành này cũng được kỳ vọng phục hồi, thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường.
thong doc nhnn nguyen thi hong tiep thu giai trinh y kien dai bieu quoc hoi ve luat cac to chuc tin dung sua doi

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Phát biểu tiếp thu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng là một luật rất khó, rất phức tạp và rất nhạy cảm do tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động thì phải tuân thủ luật của doanh nghiệp, nhưng đây là các trung gian tài chính huy động tiền của người dân, của doanh nghiệp và tiền của các tổ chức khác để cho vay cho nên các tổ chức tín dụng cũng phải hoạt động và tuân thủ các quy định để đảm bảo kiểm soát rủi ro cũng như các giới hạn an toàn. Chính Luật Các tổ chức tín dụng này sẽ quy định tất cả những vấn đề giới hạn an toàn để kiểm soát rủi ro.
doan thanh nien ngan hang trung uong ve voi que bac

Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương về với quê Bác

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2023, từ ngày 17-19/11/2023, Ban Chấp hành Đoàn Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng – tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn và một số hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh Nghệ An.
day manh giai ngan ho tro phat trien nha o xa hoi va thuc day thanh toan khong dung tien mat

Đẩy mạnh giải ngân hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

thuc day dich vu cong va thanh toan khong dung tien mat tai tp ho chi minh

Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh

Nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc Tuần lễ Chuyển đổi số của TP. HCM với chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”, Thời báo Ngân hàng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Hội Tin học TPHCM tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh”.
ket noi ngan hang doanh nghiep de thuc day tin dung

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thúc đẩy tín dụng

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thúc đẩy tín dụng
thoi bao ngan hang chung tay vi tre em vung cao

Thời báo Ngân hàng "Chung tay vì trẻ em vùng cao"

Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Bac A Bank tổ chức Chương trình trao quà cho trẻ em tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Trung Thu.
thong doc ngan hang nha nuoc tiep tong giam doc bis

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp Tổng Giám đốc (BIS)

Mới đây tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có buổi tiếp ông Agustín Carstens. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, (BIS). Buổi tiếp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Carstens trên cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lâu đời nhất thế giới.
loi ich cua cong thong tin ket noi khach hang vay cic

Lợi ích của Cổng Thông tin kết nối Khách hàng vay CIC

dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023 nhung khoanh khac an tuong

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023: Những khoảnh khắc ấn tượng

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng: Những khoảnh khắc ấn tượng
tang kha nang hap thu von cho doanh nghiep

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam chủ trì Hội thảo.
khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023

Khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023

Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023 chính thức khai mạc tại Cung Điền kinh Hà Nội, với chủ đề “Vì sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phồn vinh của đất nước”. Đại hội sẽ tiến hành các nội dung 6 môn thể thao tham gia thi đấu, gồm: Bóng bàn; Cầu lông; Quần vợt; Cờ tướng; Chạy điền kinh; Bóng đá nam, nữ 7 người, với tổng số 44 nội dung thi đấu.
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nhắc đến Khánh Hòa là nói đến một vùng đất đầy tiềm năng phát triển kinh tế biển với du lịch, cảng biển, khu kinh tế mở... Nhưng, phía sau những gam màu tươi sáng ấy, việc phát triển kinh tế bền vững của Khánh Hòa vẫn còn nhiều thách thức.
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

Cũng như ở nhiều địa phương khác trong cả nước, các tổ tiết kiệm và vay vốn tại Phú Yên được ví như những ‘cánh tay nối dài’ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác… được tiếp cận, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

Khi khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn, NHCSXH chi nhánh Quảng Nam đã nhanh chóng hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, các hội đoàn thể địa phương và lực lượng công an giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay và thu hồi nợ, đảm bảo chương trình được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả…
VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sau lễ ra mắt vào dịp Tết Trung Thu - Tết Đoàn viên, VinFast tiếp tục chọn Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 để mở đặt cọc cho mẫu ô tô điện VF 6, khẳng định mục tiêu trở thành mẫu xe lý tưởng khởi đầu mọi hành trình cho các gia đình hiện đại.
Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

Năm thứ 3 liên tiếp, nhà phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam Sun Property (thành viên Sun Group) thắng lớn với ba hạng mục tại Giải thưởng Bất động sản châu Á Thái Bình Dương APPA 2023.
VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 là mẫu xe thuần điện đầu tiên trong phân khúc SUV/CUV hạng B ở Việt Nam, được phân phối với 2 phiên bản: Eco và Plus.
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

nguồn cung bất động sản trong quý II/2023 chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư và thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân.
Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Vietcombank vừa ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền” dành cho người bán hàng trên VCB Digibank, giúp khách hàng tạo mã QR nhận tiền chỉ trong một vài giây; tạo nhiều mã QR cho các mục đích/cửa hàng khác nhau và dễ dàng quản lý doanh thu theo từng mã.
Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Nhờ tích cực áp dụng các công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình số hoá, hiện nhiều ngân hàng Việt đã đạt tỷ lệ hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới.
Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

Ngày 22/11, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức ra mắt hình thức thanh toán một chạm Garmin Pay trên các thiết bị đồng hồ thông minh của Garmin. Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai hình thức thanh toán này, giúp gia tăng độ phủ của VPBank trong hệ sinh thái thanh toán Tap & Pay.
BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

BIDV là đại diện duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao Giải thưởng ASOCIO hạng mục Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc (ASOCIO Digital Transformation Award). Lễ trao giải được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit.
Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh tại ngã tư trung tâm khu đô thị sầm uất Starlake Hà Nội nhân kỷ niệm 26 năm có mặt tại Việt Nam. HLV Park Hang Seo là khách hàng đầu tiên mở tài khoản tại chi nhánh.
BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

Nhằm “tiếp vốn” cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đang có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã có sự điều chỉnh cho sản phẩm BAOVIET Easy Loan với nhiều ưu đãi mới vượt trội.
VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP

Bằng cách thiết kế các sản phẩm và dịch vụ dựa trên từng nhóm chân dung khách hàng, VPBank kỳ vọng mỗi khách hàng ưu tiên sẽ có một hành trình trải nghiệm tài chính chuyên nghiệp, dịch vụ hiệu quả và đặc quyền đẳng cấp.
VietABank công bố Báo cáo tài chính quý III/2023

VietABank công bố Báo cáo tài chính quý III/2023

Kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng trong quý III/2023 cho thấy xu hướng lợi nhuận suy giảm. Theo các chuyên gia, lợi nhuận trước thuế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng, áp lực chi phí vốn cao, chi phí dự phòng rủi ro tăng.
Phiên bản di động