Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tái định vị thị trường - hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đầy biến động, việc phụ thuộc vào một số thị trường chủ lực đang trở thành điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam. Đã đến lúc tái định vị chiến lược thị trường, khai thác hiệu quả các thị trường ngách và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh cho gạo Việt trên trường quốc tế.
aa

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo, thu về hơn 1,95 tỷ USD, tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hơn 60% sản lượng vẫn phụ thuộc vào một số thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Điều này khiến ngành gạo Việt dễ bị tổn thương khi các thị trường này thay đổi chính sách nhập khẩu hoặc tự tăng cường sản xuất nội địa.

60% sản lượng vẫn phụ thuộc vào một số thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia và Trung Quốc
Có tới 60% sản lượng xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào một số thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia và Trung Quốc

TS. Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường nông sản cho rằng, sự phụ thuộc lớn vào một vài thị trường dễ tạo nên cú sốc nếu có biến động chính sách. Ngoài ra, khi chỉ đáp ứng thị trường dễ tính, doanh nghiệp Việt khó có động lực cải thiện chất lượng, truy xuất nguồn gốc hay xây dựng thương hiệu, đây là những yếu tố cốt lõi để bước vào các thị trường cao cấp.

Trên thực tế, phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn là gạo trắng, gạo thường nên có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, các loại gạo thơm, gạo đặc sản như ST24, ST25 hay gạo hữu cơ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa được phát triển đúng tiềm năng.

Dư địa phát triển cho ngành gạo Việt vẫn rất lớn nếu biết cách tái định vị thị trường và tận dụng các phân khúc ngách có giá trị cao. EU, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia Trung Đông đang mở rộng nhập khẩu gạo chất lượng cao, có chứng nhận an toàn và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Nông sản Hưng Phát (Long An) cho biết, doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các dòng gạo hữu cơ, gạo cho người ăn kiêng và gạo đóng gói cao cấp.

Ông Trần Văn Thắng, Giám đốc cho biết, tuy thị phần cho các loại gạo nói trên còn nhỏ, nhưng lợi nhuận cao và ổn định hơn. Đặc biệt, các thị trường như Đức, Hà Lan hay UAE rất quan tâm đến yếu tố môi trường và an toàn thực phẩm.

gạo đặc sản như ST24, ST25 hay gạo hữu cơ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ
Gạo đặc sản như ST24, ST25 hay gạo hữu cơ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ

Ngoài ra, khu vực châu Phi và các nước Hồi giáo cũng là những thị trường tiềm năng chưa được khai thác đúng mức. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), châu Phi hiện nhập khẩu trên 17 triệu tấn gạo mỗi năm, trong đó có nhiều nước ưu tiên nhập khẩu từ các quốc gia có giá cạnh tranh và chất lượng ổn định.

Bên cạnh tái định vị thị trường, các chuyên gia cho rằng điều kiện tiên quyết để phát triển ngành gạo bền vững là phải hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp - nhà phân phối.

hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân - hợp tác xã -doanh nghiệp - nhà phân phối
Cần tập trung hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp - nhà phân phối

TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phân tích, việc sản xuất gạo hiện còn rời rạc, manh mún và thiếu đồng bộ từ giống, quy trình canh tác đến chế biến và xuất khẩu. Muốn nâng cao giá trị, phải tổ chức lại chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò "nhạc trưởng", còn nông dân và hợp tác xã là mắt xích không thể thiếu.

Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đã được áp dụng hiệu quả ở một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… với các cánh đồng lớn, áp dụng công nghệ cao, giảm trung gian và tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân.

Đặc biệt, trong xu hướng toàn cầu hóa và chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và thương mại điện tử cũng là một hướng đi mới giúp đưa gạo Việt vươn xa hơn, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố minh bạch và bền vững.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Chuyên gia thị trường, Thương hiệu gạo quốc gia cần đi kèm hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và truyền thông đồng bộ. Chúng ta không thể chỉ dừng ở giải thưởng quốc tế cho ST25 mà cần có chiến lược quốc gia để đưa gạo Việt trở thành lựa chọn của người tiêu dùng toàn cầu. Muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ dài hạn từ phía Nhà nước. Trong đó, đầu tư cho giống lúa chất lượng cao, quy hoạch vùng trồng gắn với chế biến sâu và ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất xanh - sạch - bền vững là yếu tố then chốt.

doanh nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ dài hạn từ phía Nhà nước
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cần có chính sách hỗ trợ dài hạn từ phía Nhà nước

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, chỉ khi chuyển từ tư duy “bán gạo” sang “bán giá trị gia tăng”, từ “sản xuất manh mún” sang “liên kết chuỗi” thì ngành lúa gạo Việt Nam mới có thể vững vàng trước biến động và vươn lên thành thế lực thực sự trên bản đồ lương thực thế giới.

Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Mô hình “sở hữu linh hoạt” của Green Future được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp lý tưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn tài chính.
Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa được xướng tên tại hạng mục "Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2025" (Best Investment Bank – Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng Global Banking & Finance Awards 2025 do Tạp chí hàng đầu tại Anh Global Banking and Finance Review (GBAF) trao tặng.
Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus vừa công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới. Sự kiện diễn ra tại Triển lãm Hàng không Lé Bourget Paris (Paris Airshow) 2025, góp phần thúc đẩy kim ngạch hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Pháp và Châu Âu, đồng thời ghi dấu mốc giai đoạn phát triển mới của Vietjet theo hướng tập đoàn hàng không đa quốc gia.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam luôn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thách thức về chất lượng, thị trường và hạ tầng logistics vẫn cản trở tiềm năng phát triển.