Tái khởi động nền kinh tế thời hậu dịch

09:00 | 29/04/2020 Góc nhìn chuyên gia
aa
Ngành Ngân hàng đã rất chủ động, quyết liệt, có nhiều chính sách, công cụ hỗ trợ quan trọng đối với doanh nghiệp, hộ gia đình và nền kinh tế.
tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich Đại dịch Covid-19 cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế đã gia tăng
tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich Quyết liệt các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich Hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich
TS. Cấn Văn Lực

Thời gian qua, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cả hệ thống chính trị, các tổ chức, DN và hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vào cuộc quyết liệt, kiểm soát cơ bản được dịch bệnh, từng bước tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Thời gian tới, ngành Ngân hàng nói riêng và các bộ, ngành quan trọng của Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ra sao để tái khởi động, tạo sức bật tốt hơn cho nền kinh tế thời hậu dịch Covid-19.

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tìm ra câu trả lời thỏa đáng liên quan đến những vấn đề lớn đặt ra đối với nền kinh tế thời gian tới.

Ông đánh giá thế nào về những công cụ chính sách hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế trong thời gian vừa qua?

Có thể nói ngành Ngân hàng đã rất chủ động, quyết liệt, có nhiều chính sách, công cụ hỗ trợ quan trọng đối với DN, hộ gia đình và nền kinh tế. Đơn cử ngày 16/3/2020, NHNN đã giảm đồng loạt các mức lãi suất điều hành. Đây là một trong các giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ thanh khoản, giúp các TCTD giảm chi phí vốn đầu vào, từ đó gián tiếp giảm lãi suất cho vay khách hàng. Một chính sách quan trọng nữa là NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19.

Trên cơ sở chỉ đạo quyết liệt của NHNN, các TCTD đã tích cực thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn lãi phạt, giảm lãi vay đối với dư nợ hiện hữu, cho vay mới với lãi suất thấp hơn thông thường. Đến nay, tổng quy mô các gói tín dụng cho vay mới mà các TCTD cam kết đã lên đến khoảng 600 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, các phí dịch vụ như thanh toán, chuyển tiền cũng được hệ thống ngân hàng giảm sâu…

Cùng với gói hỗ trợ tài khóa, gói an sinh xã hội và chính sách kinh tế khác, các chính sách về tiền tệ là rất cần thiết, mang lại sự hỗ trợ thiết thực cho người dân và DN. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bản thân các TCTD lại phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu và giảm thu nhập hoạt động.

tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich

Ông có thể lượng hóa cụ thể hơn chi phí của các giải pháp hỗ trợ và tác động của đại dịch Covid-19 đối với thu nhập ngành Ngân hàng?

Ta có thể chia chi phí mà hệ thống TCTD đảm nhận thành 2 phần. Phần 1 gồm các chi phí trực tiếp khi các TCTD triển khai các chính sách hỗ trợ giãn-hoãn nợ, giảm lãi, miễn phí cho người dân, doanh nghiệp. Phần 2 là chi phí gián tiếp khi thu nhập của các TCTD bị giảm do tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Đối với phần hỗ trợ trực tiếp, ước tính tổng thu nhập của các TCTD năm 2020 sẽ giảm từ 17.700 đến 21.800 tỷ đồng với 4 thành tố chính.

Thứ nhất đến từ việc giảm lãi suất 0,5-1,5% đối với dư nợ hiện hữu. Theo NHNN, có khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ước tính việc giảm lãi suất cho vay sẽ khiến cho thu nhập của hệ thống ngân hàng có thể giảm khoảng 11.475 tỷ đồng.

Thứ hai là giảm lãi suất với các khoản vay mới. Theo số liệu được công bố, đến ngày 17/4/2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ tín dụng mà các TCTD cam kết cho vay mới lên đến khoảng 600 nghìn tỷ đồng; lãi suất ưu đãi hơn so với thông thường từ 1-2,5%/năm. Giả định toàn bộ quy mô chính sách nói trên được giải ngân hết trong năm 2020 và các TCTD có thể được NHNN hỗ trợ tái cấp vốn ở quy mô vừa phải, khi đó ước tính mức giảm thu nhập có thể từ 2.430 tỷ đồng đến 6.075 tỷ đồng.

Thứ ba là cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt. Mức lãi phạt sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian quá hạn của từng khoản vay. Tuy nhiên, nếu ước tính sơ bộ, mức giảm thu nhập có thể lên đến 3.500 tỷ đồng.

Thứ tư là miễn hoặc giảm phí chuyển tiền, thanh toán. Sau động thái giảm phí của NAPAS, các TCTD cũng đồng loạt miễn hoặc giảm phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng. Ước tính số tiền phí các TCTD sẽ hỗ trợ khách hàng khoảng 800 tỷ đồng.

Còn đối với phần tác động gián tiếp, ước tính tổng thu nhập năm 2020 của các TCTD sẽ bị giảm khoảng 13 ngàn tỷ đồng với 2 thành tố chính.

Một là giảm thu nhập từ lãi do tín dụng tăng trưởng thấp. Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2020 khoảng 11%, thấp hơn so mục tiêu từ đầu năm (14%). Theo đó, mức giảm thu nhập từ lãi sẽ khoảng 5.500 tỷ đồng.

Hai là tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng. Theo NHNN, với kịch bản dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ nợ xấu gộp cuối năm 2020 là 3,7%, thậm chí có thể lên đến 4%. Mức này cao hơn 0,7-1 điểm phần trăm so với mục tiêu trước đây (khoảng 3% đến cuối năm 2020). Nợ xấu tăng đồng nghĩa phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý và giảm thiểu rủi ro. Giả định các TCTD sẽ trích lập dự phòng trong 4 năm tiếp theo để tránh tác động đột ngột đối với hoạt động kinh doanh, khi đó con số tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 có thể lên tới 7.000 - 8.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, thu nhập của các TCTD còn có thể giảm hơn so với kỳ vọng do khó khăn trong xử lý nợ xấu; hạn chế từ nguồn thu nợ ngoại bảng, các khoản thu nhập bất thường do tình hình kinh tế khó khăn… Nhất là từ phần lãi dự thu phải chuyển hạch toán ngoại bảng nếu thực hiện theo quy định tại Thông tư 01. Theo Thông tư này, “đối với dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm 1, TCTD không hạch toán thu nhập (dự thu)”. Trong khi đó, việc cơ cấu nợ có thể phải thực hiện trong thời gian dài, nhất là các khoản vay trung dài hạn, khiến cấu phần lãi dự thu không được hạch toán thu nhập của các TCTD là tương đối lớn; có thể lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Tính tổng thể, thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 có thể bị giảm khoảng 30-34 nghìn tỷ đồng. Tôi thấy rằng, đây là mức khá cao, tương đương giảm 20-25% thu nhập so với kế hoạch kinh doanh ban đầu. Mức này là chưa tính đến khoản thu nhập bị giảm do không được hạch toán lãi dự thu như tôi nêu trên.

Như ông đã nói, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DN khiến các TCTD đang đối mặt với những khó khăn. Vậy, cần phải hỗ trợ các TCTD như thế nào để duy trì hoạt động ổn định, phát triển?

Theo tôi, trước mắt, NHNN nên xem xét sửa đổi Thông tư 01 theo hướng: đối với khoản vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho phép TCTD chủ động xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với toàn bộ khoản vay, thay vì chỉ số dư nợ đến hạn trả nợ trong thời gian diễn ra dịch bệnh như hiện nay vì hiện tại chưa rõ khi nào sẽ thực sự chấm dứt dịch. Điều này dẫn tới một khoản nợ, nhất là trung dài hạn phải cơ cấu lại nhiều lần, tăng thủ tục hành chính. Hướng hỗ trợ tiếp là NHNN cho phép các TCTD được hạch toán lãi dự thu đối với các khoản vay cơ cấu nợ (nhưng giữ nguyên nhóm 1) ngay sau đợt đầu khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. NHNN quy định cụ thể hơn về tiêu chí ngành nghề, đối tượng khách hàng được hỗ trợ để các TCTD nhất quán thực hiện.

Điểm nữa, theo tôi nên xem xét tăng cường cho vay tái cấp vốn đối với các TCTD. Dù không được nhiều, nhưng cũng góp phần giảm chi phí đầu vào cho các TCTD. NHNN cũng nên xem xét chấp thuận cho các TCTD giãn lộ trình kiểm soát tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động (LDR) trong năm 2020. Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, các NHTMCP nhà nước (NHTMNN) cần có lộ trình giảm tỷ lệ LDR về mức 85% trước 1/1/2022 (quy định cũ là 90%). Đây cũng là một phương án để giúp hỗ trợ, tiết giảm chi phí đầu vào cho các NHTMNN, vốn có vai trò đầu tàu trong thực thi các chính sách của Chính phủ và NHNN.

Song song với đó, cần thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý trong quá trình xây dựng và thực hiện các gói hỗ trợ cũng như phát triển kinh tế số, ngân hàng số, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt, Fintech, cho vay ngang hàng, dịch vụ tiền di động (Mobile money) và mô hình kinh doanh mới khác, để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng bắt nhịp kinh tế số, gia tăng thu nhập từ dịch vụ và hỗ trợ người dân, DN cả trong phòng chống dịch bệnh do giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.

Cuối cùng, không chỉ về phía NHNN mà bản thân các TCTD cũng cần nỗ lực để cải thiện hoạt động kinh doanh thông qua đa dạng hóa nguồn thu để giảm sự phụ thuộc vào tín dụng, tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Khi triển khai các chương trình giảm lãi suất, gói tín dụng ưu đãi, cần linh hoạt, đơn giản hóa quy trình, ứng dụng CNTT để đẩy nhanh thủ tục. Tuy nhiên, TCTD cần kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng để duy trì tính lành mạnh của hoạt động ngân hàng không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Đồng thời, các TCTD cần tích cực truyền thông, trao đổi để khách hàng hiểu, thiện chí hợp tác và cùng đồng hành vượt qua khó khăn.

tai khoi dong nen kinh te thoi hau dich
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và DN, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước

Chúng ta đang bước vào giai đoạn “sống chung an toàn” với dịch Covid-19. Vậy ông có gợi ý chính sách gì nhằm tạo sức bật tốt hơn cho nền kinh tế?

Theo tôi, trước mắt có 8 giải pháp ưu tiên thực hiện ngay trong năm nay.

Thứ nhất, nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay vẫn phải là phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Giai đoạn hiện nay, dịch bệnh tại Việt Nam đã phần nào được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng hơn. Tuy nhiên, các cơ quan, ban ngành, DN và người dân vẫn cần hết sức cẩn trọng, không chủ quan. Việc nới lỏng cách ly xã hội cần có lộ trình, phân nhóm phù hợp, và gắn chặt với việc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội… Làm tốt điều này chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, triển khai nhanh, đồng bộ và hiệu quả các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ - tín dụng và an sinh xã hội nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Do đây là vấn đề mới nên các hướng dẫn thực hiện cần được cụ thể, rõ ràng, đảm bảo nhất quán thực hiện, công khai, minh bạch. Để làm được điều này, nên tăng cường ứng dụng CNTT nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tốc độ xử lý. Đồng thời, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và các bộ máy đoàn thể cùng với các biện pháp giám sát, hậu kiểm đảm bảo đúng và trúng đối tượng, hạn chế tối đa hiện tượng trục lợi chính sách.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Nhất là các công trình trọng điểm quốc gia như là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2020 và cũng là động lực tăng trưởng dài hạn. Theo tính toán của chúng tôi, nếu Việt Nam giải ngân hết số vốn đầu tư công theo kế hoạch là 700.000 tỷ đồng sẽ giúp GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng thêm 1,44 điểm %.

Thứ tư, đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Quy mô tiêu dùng cá nhân (bán lẻ) của Việt Nam tương đương gần 82% GDP và đóng góp 11,87% GDP năm 2019. Theo đó, nếu tiêu dùng cá nhân tăng 1%, thì sẽ giúp GDP năm 2020 tăng thêm 0,11 điểm %.

Thứ năm, thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân (cả DN tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, đóng góp gần 40% GDP năm 2019). Điều này cũng phù hợp với định hướng tập trung khai thác, nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường nội địa. Tôi tính toán sơ bộ, nếu đầu tư tư nhân (chưa tính đến hộ kinh doanh cá thể) tăng 1% so với năm 2019, sẽ giúp GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng thêm 0,16 điểm %.

Thứ sáu, bản thân các TCTD cũng như DN, cần nghiên cứu cẩn trọng xu hướng phục hồi thị trường sau dịch bệnh để khai thác tối đa cơ hội, nhất là mảng logistics, bán lẻ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT, phát triển các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ và phù hợp với thị hiếu mới của khách hàng. Tập trung làm tốt điều này sẽ giúp vừa tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Thứ bảy, nghiên cứu và cập nhật kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; bao gồm những chính sách, biện pháp để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh của các DN, người dân ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam. Chính phủ có thể cân nhắc thành lập Ban chỉ đạo phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, giúp việc cho Chính phủ để đưa ra đề xuất phương án tối ưu giữa phòng chống dịch bệnh và khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.

Cuối cùng, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (nhất là ba trụ cột đã xác định); tập trung nhiều hơn vào các yếu tố chất lượng, sáng tạo, bao trùm và bền vững. Trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây là cơ sở để Việt Nam làm chủ một số yếu tố đầu vào, phần nào hạn chế nhập khẩu. Hơn nữa, sẽ giúp tăng tính chủ động trong nhiều tình huống khác nhau, vừa tạo việc làm lại tăng khả năng kết nối giữa các khối DN. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả, lâu dài gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới và quá trình đô thị hóa. Cùng với đó, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc từ bên ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và DN, năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước.

Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Hà Thành thực hiện
Nguồn:

Các tin khác

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.
Chính sách tiền tệ đã quá sức, cần tập trung đẩy mạnh chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ đã quá sức, cần tập trung đẩy mạnh chính sách tài khóa

Lúc này đáng lẽ cần nhấn mạnh hơn chính sách tài khoá nhưng lại đang tập trung quá nhiều đến chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ đã quá sức rồi.
Đưa Quỹ Phát triển DNNVV thành “bà đỡ” của doanh nghiệp

Đưa Quỹ Phát triển DNNVV thành “bà đỡ” của doanh nghiệp

Nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ DNNVV, nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.
Phục hồi tổng cầu: Đầu tư công sẽ là điểm nhấn

Phục hồi tổng cầu: Đầu tư công sẽ là điểm nhấn

Đầu tư công sẽ là điểm nhấn cần tập trung nâng cao chất lượng và quy mô, nhưng với nguyên tắc là không dàn trải mà phải tập trung vào khu vực có tính lan tỏa lớn như cơ sở hạ tầng, giáo dục, khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

Việc ngân hàng cấp hạn mức cho vay tín chấp đang phụ thuộc vào khả năng giám sát dòng tiền của từng doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu, thông tin về lịch sử trả nợ, phương án kinh doanh… của doanh nghiệp.
NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

Khi tín hiệu của NHNN phát đi, các NHTM sẽ giảm lãi suất huy động, qua đó hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế
Biến thách thức thành cơ hội

Biến thách thức thành cơ hội

Trong trung hạn, cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém cần được tăng cường để giúp củng cố sự ổn định tài chính.
Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

NHNN cho đến nay đã điều hành linh hoạt các CSTT và tỷ giá để vượt qua các cơn gió ngược bên ngoài và trong nước
Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Việc NHNN kiên định với mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh áp lực lạm phát đang rất lớn
Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Duy trì hoạt động hệ thống ATM, các ngân hàng phải chịu rất nhiều chi phí
Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Chương trình phục hồi cần triển khai nhanh hơn.
Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Việc triển khai ứng dụng công nghệ AI đang được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện và giải quyết các gian lận
Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2021
Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng
Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Năm 2022 dường như mọi điều khó khăn nhất đã qua đi đối với nền kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng
Xem thêm
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng dự có bà Mariam J.Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào, Campuchia và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam.
Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Giá vàng và tỷ giá vừa trải qua một tuần đầy biến động nhưng theo xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi giá vàng rớt sâu, giảm gần chục triệu so với đầu tuần trước đó thì giá USD lại tăng. Tính đến phiên cuối tuần qua (15/11) NHNN tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 24.298 đồng/USD. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với mức tăng từ 35 đồng trong tuần.
phat dong phong trao thi dua dac biet toan nganh ngan hang

Phát động phong trào thi đua đặc biệt toàn ngành Ngân hàng

Sáng ngày 16/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 18 24112024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 18-24/11/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba; Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 3 Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018-2022…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã cho 172.612 lượt khách hàng vay với số tiền là 630.385 tỷ đồng, tăng 7,55% so với số tiền đăng ký gói tín dụng từ đầu năm và bằng 99% so với số tiền thực hiện năm 2023 (tính đến ngày 11/11).
Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Những nỗ lực không ngừng của ngành Ngân hàng Quảng Ngãi trong việc chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương tiên phong trong hành trình chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Ngân hàng Quảng Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng yêu thích sự hiện đại và tiện lợi khi sở hữu loạt công nghệ đẳng cấp cùng chính sách hậu mãi, ưu đãi hấp dẫn.
Đột phá thị trường bất động sản Đà Nẵng - Sự kiện đáng nhớ ngày 23/11

Đột phá thị trường bất động sản Đà Nẵng - Sự kiện đáng nhớ ngày 23/11

Hơn 1.500 khách hàng tham dự, 3.000 sản phẩm bất động sản chất lượng và hàng loạt giỏ hàng giao dịch thành công... Đây là một trong những thông tin ấn tượng từ sự kiện được mong chờ nhất tại Đà Nẵng - “Đồng hành thịnh vượng trong chu kỳ mới” - vừa diễn ra thành công rực rỡ vào sáng ngày 23/11, tại không gian khách sạn Royal Lotus (120A Nguyễn Văn Thoại).
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu bất động sản tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.
Kiến tạo tương lai xanh

Kiến tạo tương lai xanh

Báo cáo thường niên BIDV năm 2023 với thông điệp chủ đạo “Kiến tạo tương lai xanh” là sự khẳng định của một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong nỗ lực chung tay kiến tạo kinh tế xanh thông qua việc tích cực, chủ động triển khai các chính sách, chương trình và thực hiện chuyển đổi để phát triển bền vững, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Xanh.
Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, LPBank mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.
Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Từ nay đến hết 31/3/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Nhận tiền quốc tế - Nối gần khoảng cách”, tặng đến 1 triệu đồng cho khách hàng cá nhân nhận kiều hối qua thẻ thanh toán Sacombank Visa.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3,7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Khách hàng gửi tiết kiệm từ 200 triệu đồng tại quầy hoặc gửi online trên ứng dụng BIDV SmartBanking sẽ nhận được mã dự thưởng và có cơ hội trúng hàng trăm giải thưởng gồm ô tô VinFast VF7, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 8 tỷ đồng.
Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Với tài khoản Plus, Agribank nâng cao trải nghiệm giao dịch số, đảm bảo an toàn và liền mạch cho mọi giao dịch của khách hàng.
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo. Tuân thủ Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 2345), VietinBank đã triển khai xác thực sinh trắc học cho khách hàng từ ngày 1/7/2024 và được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này.
Phiên bản di động