Tăng trưởng xanh để tăng trưởng bền vững
![]() | Cần ưu tiên chuyển đổi số và tăng trưởng xanh |
![]() | Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng xanh |
![]() | Đi tới thịnh vượng nhờ tăng trưởng xanh |
Xu thế tất yếu
Phát biểu tại Diễn đàn “Đối thoại phát triển địa phương 2021”, ông Nguyễn Minh Cường - Kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đang có sự tăng trưởng “nóng” theo nghĩa đi kèm với mức gia tăng nhiệt độ cao, đặc biệt là ở các “siêu” thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; trong khi đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển sẽ chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, đặt ra yêu cầu cấp thiết chuyển đổi xanh trong nền kinh tế.
Ông Jacques Morisset - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng chỉ ra, hiện nay chi phí do những tác động của môi trường và khí hậu ngày càng lớn đối với con người và tài sản. Minh chứng là tổng chi phí suy thoái môi trường của Việt Nam trong năm 2020 lên đến 9,9% GDP, trong đó ô nhiễm không khí gây tổn thất nhiều nhất, bên cạnh ô nhiễm chì, rác thải nhựa, suy thoái đất… WHO ước tính mỗi năm có 60.000 - 80.000 người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm.
![]() |
Tăng trưởng xanh không còn là xu hướng mà cần trở thành trách nhiệm trong bối cảnh mới |
Cũng theo đại diện WB, ô nhiễm môi trường còn gây rủi ro cao đối với khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và thu hút vốn FDI của Việt Nam. Đơn cử như Thỏa thuận xanh của EU và Cơ chế Điều chỉnh carbon ở Biên giới sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu phải trả tiền tùy thuộc vào lượng khí thải carbon của họ. Việt Nam dễ bị tác động bởi các cơ chế này không phải vì Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng, mà vì mức phát thải cao trên mỗi năng lượng sử dụng trong sản xuất (cường độ carbon).
Trên thực tế, ngày càng có nhiều Chính phủ áp dụng Chiến lược tăng trưởng xanh, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm trầm trọng thêm sự mong manh của cuộc sống trước những cú sốc bên ngoài. Không chỉ tránh được các rủi ro, tăng trưởng xanh sẽ gia tăng các cơ hội kinh tế mới và tạo nhiều việc làm.
Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh không còn là xu thế mà đã trở thành trách nhiệm của các ngành kinh tế. Đơn cử như trong lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nền nông nghiệp đang từng bước chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao, trách nhiệm, sinh thái, bền vững, dành sự quan tâm đến chất lượng sống và cơ hội phát triển của thế hệ mai sau.
Những mô hình nông nghiệp xanh cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn, góp phần giải quyết câu chuyện “giải cứu nông sản”. Ví dụ như mô hình trồng nấm trên bã cà phê, tuy năng suất không cao hơn nhưng chất lượng tăng cao, giá bán cao từ đó mang tới lợi ích hơn.
“Đây là câu chuyện chúng ta bắt buộc phải làm, tư duy phát triển không phải dựa trên sản lượng nữa mà dựa trên sự phát triển bền vững. Chúng ta không tốn tiền để xử lý môi trường mà là đầu tư để xây dựng một môi trường mới, có thể tạo nên thương hiệu nông sản quốc gia, từ đó quay lại tạo nên giá trị gia tăng của nông sản trong tương lai”, ông Hoan nhấn mạnh.
Ở các địa phương, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin, chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đã được đặt ra cách đây 10 năm ở tỉnh, hiện tại, Ninh Thuận cũng đang phát triển mạnh về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Bên cạnh đó, tuy quanh năm nắng hạn kéo dài, nhiều khó khăn, gian khổ nhưng tỉnh cũng đã quyết liệt chuyển hướng nông nghiệp sang nền nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, thông qua việc cải tạo, biến nhiều vùng đất “chết” ven biển thành đất màu mỡ, có giá trị gia tăng cao và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP.
4 trụ cột tăng trưởng xanh của Việt Nam
Ông Jacques Morisset chỉ ra 4 trụ cột của tăng trưởng xanh ở Việt Nam đó là: Thứ nhất, một Việt Nam sạch thông qua giảm sử dụng than đá, xử lý vấn đề về ô nhiễm không khí, xử lý vấn đề ô nhiễm nước, nhựa…
Thứ hai là Việt Nam xanh thông qua quản lý tài sản không tái tạo như đất, nước, rừng, mỏ và nền kinh tế xanh gắn với sự phát triển của vùng ven biển thông qua du lịch, giao thông.
Thứ ba là một Việt Nam thích ứng, có khả năng chống chịu bền bỉ thông qua nâng cao cơ sở hạ tầng, đô thị, tài sản, xử lý các vùng đang là điểm “nóng”.
Cuối cùng là Việt Nam năng suất thông qua nền nông nghiệp thông minh, xanh hóa ngành công nghiệp và thương mại, xanh hóa việc làm, xanh hóa Nhà nước.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh phải lồng ghép yếu tố xanh vào các chính sách tài khóa, công nghiệp, tài chính, nguồn ngân sách… đồng thời phải có cơ quan đóng vai trò dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh để có thể đạt hiệu quả cao nhất, đơn cử như Hà Lan đã có bộ chuyên trách riêng về vấn đề này.
Đồng tình phải có một cơ quan chuyên trách về tăng trưởng xanh, ông Nguyễn Minh Cường lý giải, ở cấp độ thành phố và cấp tỉnh của Việt Nam có sự phân hóa rất lớn. Bên cạnh những “siêu” thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thì có những tỉnh, thành phố mức độ dân số thấp và sẽ dẫn đến sự khác biệt trong quản lý.
Cụ thể, quản lý của Việt Nam đang theo chiều dọc, trong khi chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là liên ngành theo chiều ngang. Chính vì vậy cần có một cơ quan đứng đầu về vấn đề này, tuy nhiên về mặt chính sách chỉ nên mang tính chất dẫn dắt chứ không phải mang tính quản lý.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chất lượng điều hành của địa phương cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng xanh. Phải có cơ chế để bảo vệ những doanh nghiệp đầu tư sản phẩm thân thiện với môi trường; những doanh nghiệp nào sản xuất theo hướng xanh, bảo vệ môi trường thì sẽ có lợi thế cạnh tranh, từ đó mới thúc đẩy được doanh nghiệp vì lĩnh vực này cần đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân cũng là yếu tố quan trọng để dẫn dắt thị trường theo hướng xanh, bền vững.
Các tin khác

TP.HCM thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

ADB và VWSA tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững

Để đảm bảo quyền và lợi ích, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/9

Vẫn lo thiếu cát làm đường cao tốc

Vô vàn thách thức chuyển dịch cơ cấu nguồn điện

9 tháng, vốn FDI đăng ký vượt 20 tỷ USD, giải ngân 15,9 tỷ USD

Khai mạc gian hàng Việt Nam tại hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản Việt

Nâng cao năng suất lao động để kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 26/9

Xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó
