Thị trường hàng hóa: Giá diễn biến giằng co
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chạm ngưỡng 2.300 điểm Thị trường hàng hóa: Giá đồng lên mức kỷ lục, giá đậu tương tiếp tục giảm |
Lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.301 điểm. Trên thị trường nông sản, tâm lý thận trọng tiếp tục bao trùm lên thị trường đậu tương. Trong khi đó, giá dầu thô thế giới kéo dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp
![]() |
Giá hàng hoá thế giới diễn biến giằng co |
Tâm lý thận trọng tiếp tục bao vây thị trường đậu tương
Sắc đỏ bao phủ hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông sản trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/3). Giá đậu tương ghi nhận diễn biến trầm lắng với mức giảm nhẹ gần 0,1% về mức 367 USD/tấn, đánh dấu phiên giảm giảm thứ tư liên tiếp. Mặc dù mức biến động không lớn, tuy nhiên tâm lý thị trường vẫn chịu áp lực từ nhiều yếu tố tiêu cực
Sự tăng giá của đồng USD lên mức cao nhất trong nhiều tuần đã tạo thêm áp lực tiêu cực lên thị trường hàng hóa nói chung, bao gồm đậu tương. Đồng USD mạnh hơn khiến hàng hóa Mỹ trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế, làm giảm nhu cầu xuất khẩu
Thêm vào đó, các thông tin về chính sách thương mại của Mỹ cũng tạo ra những lo ngại nhất định. Tổng thống Trump đã công bố việc đánh thuế nhập khẩu ô tô 25%, có khả năng dẫn đến các biện pháp thuế đối ứng từ các đối tác thương mại lớn. Ngoài ra, phiên điều trần về thuế vận tải biển liên quan đến Trung Quốc tiếp tục kéo dài, với phản hồi chủ yếu phản đối đề xuất này.
Trong khi đó, tình hình thu hoạch và xuất khẩu tại Brazil cũng góp phần gây sức ép diễn biến giá. Brazil đã thu hoạch 76% vụ đậu tương, vượt xa mức trung bình 66% cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (Anec) dữ nguyên dự báo xuất khẩu đậu tương tháng 3 của Brazil ở mức kỷ lục 15,56 triệu tấn, trong khi xuất khẩu khô đậu tương giảm nhẹ. Điều này cho thấy nguồn cung toàn cầu vẫn dồi dào, tiếp tục gây áp lực lên giá.
Giá ngô và lúa mì cũng suy yếu trước triển vọng nguồn cung mở rộng tại khu vực Biển Đen. Theo thông báo từ điện Kremlin, Nga và Ukraine đã đồng ý tạm ngừng tấn công cơ sở năng lượng, bao gồm các nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu và khí đốt, cùng các nhà máy điện hạt nhân.
Một số nguồn tin cho biết Mỹ cũng đang cân nhắc giảm một số lệnh trừng phạt với Moscow. Nga muốn kết nối lại ngân hàng nông nghiệp quốc gia với hệ thống SWIFT và nếu thành công, hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của nước này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Giá dầu thế giới có phiên tăng thứ 6 liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, toàn bộ 5 mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá. Trong đó, giá dầu thế giới tiếp tục xu hướng tăng sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm mạnh, vượt xa dự báo của thị trường.
Đóng cửa, giá dầu Brent có phiên tăng giá thứ 6 liên tiếp, ghi nhận mức tăng 1,05%, đạt 73,79 USD/thùng. Đồng thời, giá dầu WTI cũng tăng 0,94%, đạt mức 69,65 USD/thùng.
Theo đó, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,3 triệu thùng trong tuần làm việc kết thúc vào ngày 21/3, xuống còn 433,6 triệu thùng. Trước đó, Viện Dầu mỏ Mỹ cũng có báo cáo tương tự vào ngày 25/3 với mức giảm là 4,6 triệu thùng.
Mức giảm này lớn hơn nhiều so với các dự đoán trên thị trường. Nguyên nhân được phân tích là do các nhà máy lọc dầu đang đẩy nhanh công suất hoạt động nhằm chuẩn bị cho cao điểm mùa di chuyển tại Mỹ, diễn ra trong vòng hai tháng tới. Điều này càng củng cố các dự đoán về nguồn cung trên thị trường bị bó hẹp lại trong ngắn hạn.
Sự sụt giảm mạnh trong dự trữ dầu thô của Mỹ có nguyên nhân chính đến từ việc các nhà máy lọc dầu đang đẩy mạnh công suất hoạt động. Động thái này nhằm chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểm tại Mỹ sắp diễn ra trong hai tháng tới, khi nhu cầu đi lại và sử dụng nhiên liệu của người dân tăng cao.
Sự gia tăng trong hoạt động lọc dầu đã góp phần củng cố nhận định về việc nguồn cung trên thị trường dầu mỏ thế giới có thể bị thắt chặt trong ngắn hạn, từ đó tạo động lực đẩy giá lên cao.
Lo ngại về nguồn cung dầu thô trên thị trường quốc tế vốn đã được dấy lên từ những thông báo gần đây của Nhà Trắng về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nguồn dầu thô xuất khẩu từ Iran và Venezuela. Đáng chú ý, các biện pháp này cũng có thể được áp dụng đối với Trung Quốc - quốc gia có nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Theo phân tích của ngân hàng đầu tư Barclays, "những khó khăn trong việc thương mại hóa dầu thô xuất khẩu từ Venezuela có thể tạo ra điểm nghẽn, dẫn đến việc buộc phải dừng sản xuất với mức giảm sản lượng lên tới 400.000 thùng mỗi ngày, chiếm hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu từ quốc gia Nam Mỹ này".
Thông tin từ thị trường cũng cho biết, Reliance Industries - tập đoàn vận hành khu phức hợp lọc dầu lớn nhất thế giới tại Ấn Độ - sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Venezuela. Trước đó, tập đoàn này đã nhập khẩu trung bình 2 triệu thùng mỗi tháng từ quốc gia Nam Mỹ này.
Mặc dù giá dầu đang trong xu hướng tăng, triển vọng hòa hoãn giữa Nga và Ukraine vẫn đang là yếu tố chính kìm hãm đà tăng mạnh của mặt hàng này. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và tiếp tục cáo buộc phía còn lại vi phạm lệnh ngừng bắn, nhắm vào các cơ sở vật chất của ngành năng lượng.
Thị trường dầu mỏ hiện cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 4 và tháng 5 của nhóm OPEC+, giúp cân bằng nguồn cung bị thiếu hụt do các biện pháp trừng phạt từ Washington gây ra.
Các tin khác

Úc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 2

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chạm ngưỡng 2.300 điểm

BoJ đã xem xét khả năng tiếp tục tăng lãi suất

Thị trường hàng hóa: Giá năng lượng và cà phê đồng loạt ‘xanh’ trong tuần qua

NHTW Nhật phát tín hiệu sẽ tăng tiếp lãi suất?

Nhật Bản: Lạm phát cơ bản chạm mức 3% trong tháng 2

Thị trường hàng hóa: Căng thẳng địa chính trị kéo giá dầu tăng

Thị trường hàng hóa: Biến động sau khi Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc duy trì lãi suất cơ bản, tập trung kích thích tài khóa

Fed không vội giảm lãi suất trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”

BoJ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh rủi ro thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến giá bị tác động bởi tình hình địa chính trị

Dự báo mới từ Fed: Lạm phát, suy thoái và những ẩn số từ Trump

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
