Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thị trường hàng hóa: Giá nông sản đồng loạt tăng, thị trường kim loại phân hóa

P.L
P.L  - 
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết yếu tố cung cầu và thời tiết đang tác động mạnh lên diễn biến giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Trong khi đó, thị trường kim loại tiếp tục ghi nhận sự phân hóa rõ nét.
aa
Thị trường hàng hóa: Giằng co sau đàm phán Mỹ - Trung Thị trường hàng hóa: Cung cầu biến động kéo giá đồng loạt tăng

Trên thị trường nông sản, giá ngô ghi nhận phiên phục hồi thứ hai trước lo ngại về tình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng. Trong khi đó, giá kim loại cơ bản như đồng, quặng sắt… tiếp tục được hỗ trợ do nhu cầu yếu. Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,7% lên mức 2.213 điểm.

Thị trường hàng hóa: Giá nông sản đồng loạt tăng, thị trường kim loại phân hóa
Giá nông sản đồng loạt tăng, thị trường kim loại phân hóa

Lo ngại về mùa vụ hỗ trợ giá ngô và lúa mì tăng mạnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/5, tâm lý tích cực tiếp tục lan tỏa khi toàn bộ 7 mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Nổi bật là giá ngô tăng mạnh hơn 1,5%, lên 178 USD/tấn, đánh dấu phiên phục hồi thứ hai liên tiếp. Đà tăng của giá ngô chủ yếu đến từ những lo ngại về tình hình nguồn cung khi mưa lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng

Tại Mỹ, mưa lớn ở khu vực Midwest tuần này giúp cải thiện điều kiện tại các vùng khô hạn phía Tây, nhưng lại gây khó khăn cho tiến độ gieo trồng ở các bang phía Nam và Đông, thậm chí có nơi phải gieo lại. Dù vậy, chiến dịch gieo trồng nhìn chung vẫn thuận lợi với dự báo thời tiết tuần tới cho thấy sự cân bằng giữa mưa và nắng. Tuy nhiên, tình trạng mưa kéo dài vẫn khiến thị trường thận trọng hơn về rủi ro sản lượng niên vụ mới.

Bên cạnh đó, báo cáo hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng ethanol phục hồi 1-2% và tồn kho giảm tương ứng, trong bối cảnh nhu cầu ethanol tăng cao. Điều này giúp duy trì biên lợi nhuận sản xuất ở mức tốt, qua đó hỗ trợ giá ngô khi phần lớn ngô niên vụ 2024-2025 của Mỹ được sử dụng cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

Trong khi đó, giá lúa mì bật tăng mạnh hơn 3% trong phiên hôm qua, dẫn dắt đà phục hồi của toàn bộ nhóm nông sản. Tại Mỹ, báo cáo Tiến độ Mùa vụ mới nhất cho thấy tỷ lệ lúa mì vụ đông đạt chất lượng tốt/tuyệt vời ở mức 52%, tăng nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn mức kỳ vọng thị trường là 54%. Trong khi đó, vùng Rostov - khu vực sản xuất ngũ cốc lớn nhất của Nga, đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do sương giá mùa xuân gây thiệt hại cho cây trồng, làm dấy lên lo ngại về sản lượng tại quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đối mặt với thời tiết khô nóng và hạn hán nghiêm trọng tại các vùng trồng lúa mì trọng điểm như Hà Nam, Thiểm Tây và Sơn Tây. Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cảnh báo các đợt gió nóng, khô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng lúa mì, khiến nước này có thể phải tăng nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung nội địa. Những yếu tố bất lợi về thời tiết và sản lượng tại các quốc gia chủ chốt đã hỗ trợ mạnh cho giá lúa mì, giúp mặt hàng này tăng vọt trong phiên giao dịch vừa qua.

Thị trường kim loại diễn biến phân hóa

Theo ghi nhận của MXV, thị trường kim loại tiếp tục ghi nhận sự phân hóa rõ nét. Trong khi nhóm kim loại quý bật tăng mạnh nhờ nhu cầu trú ẩn và lo ngại thiếu hụt nguồn cung, các kim loại cơ bản lại chịu sức ép từ nhu cầu tiêu thụ suy yếu.

Chốt phiên, giá bạc tăng 2,05% lên 33,17 USD/oz, còn bạch kim vọt 4,92% lên 1.055,4 USD/oz, nâng mức tăng từ đầu năm lên 16%.

MXV cho rằng việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm nợ Mỹ đã hỗ trợ ngắn hạn cho diễn biến giá kim loại quý như bạc. Trong các phiên giao dịch tới, thị trường sẽ quay tập trung trở lại các vấn đề tài khóa và nợ công Mỹ khiến tâm lý thị trường còn nhiều thận trọng, từ đó kích thích nhu cầu trú ẩn an toàn đối với bạc.

Đáng chú ý, bạch kim còn được hỗ trợ mạnh bởi nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Theo Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC), thị trường bạch kim quý I/2025 ghi nhận thâm hụt 816.000 ounce - mức lớn nhất trong sáu năm qua khi tổng cung giảm 10% do sản lượng khai thác sụt giảm mạnh ở Nam Phi, trong khi nhu cầu đầu tư tăng vọt 10% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo cả năm 2025, thị trường bạch kim sẽ tiếp tục thiếu hụt với mức thâm hụt 966.000 ounce, chủ yếu do nguồn cung toàn cầu xuống thấp nhất trong 5 năm và nhu cầu đầu tư, trang sức phục hồi mạnh mẽ.

Ở chiều ngược lại, giá kim loại cơ bản vẫn chịu nhiều sức ép do triển vọng tiêu thụ yếu đi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn. Giá quặng sắt tiếp tục trượt nhẹ 0,05%, lùi về mức 99,4 USD/tấn.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng thép thô trong tháng 4 chỉ đạt 86,02 triệu tấn, giảm 7% so với tháng trước, tương đương mức giảm 6,82 triệu tấn. Điều này cho thấy nhu cầu đối với các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt đang suy yếu rõ rệt. Tuy nhiên, đà giảm được kìm hãm khi tổng khối lượng quặng sắt xuất khẩu qua cảng Port Hedland (Australia) - một trong những cảng xuất khẩu lớn nhất thế giới, trong tháng 4 đạt 46,7 triệu tấn, giảm 7,8% so với tháng 3 và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nguồn cung cũng đang có dấu hiệu thu hẹp.

P.L
MXV

Tin liên quan

Tin khác

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Các quan chức của chính quyền Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại London, Anh vào thứ Hai để nối lại các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.
Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 5 phiên liên tiếp phục hồi, đóng cửa phiên giao dịch tuần qua, chỉ số MXV-Index tăng mạnh hơn 3,6% lên 2.228 điểm.
Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Theo dữ liệu điều chỉnh được công bố, kinh tế Nhật Bản thu hẹp trong quý I với tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu, nhờ số liệu tiêu dùng được điều chỉnh tăng lên, dù triển vọng kinh tế vẫn bị phủ bóng bởi lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu, Đà Nẵng xác định dịch vụ tài chính số, fintech và blockchain là những lĩnh vực mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những mô hình fintech hiện đại như: thanh toán điện tử, ví điện tử và blockchain-based lending đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ tài chính.
Thị trường hàng hóa: Diễn biến giằng co, MXV-Index đi ngang quanh 2.195 điểm

Thị trường hàng hóa: Diễn biến giằng co, MXV-Index đi ngang quanh 2.195 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index đi ngang, dao động quanh mốc 2.195 điểm.