Thực thi ESG tạo lợi thế cạnh tranh mới cho ngân hàng
Nhiều ngân hàng được nâng hạng tín nhiệm AI tạo sinh nâng cao trải nghiệm ngân hàng tại Việt Nam |
![]() |
TS. Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, phát biểu tại hội thảo |
Xu hướng không thể chậm trễ
Ngành Ngân hàng Việt Nam có vai trò quan trọng dẫn dắt nền kinh tế khi cung cấp, điều phối nguồn vốn dựa trên quy trình thẩm định rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, ngân hàng đóng vai trò tiên phong trong việc thực thi ESG tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.
Để tạo điều kiện cho ngân hàng thực thi ESG, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, từ năm 2015, NHNN đã đặt ra vấn đề về ESG trong Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản trị rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và mới nhất là Thông tư số 17/2022/TT-NHNN đã quy định thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Văn bản hướng dẫn của NHNN đã dần mang tính pháp lý nhiều hơn để phù hợp với quy định của pháp luật, hướng hoạt động của TCTD tiệm cận gần hơn thông lệ quốc tế; ngày càng thể hiện nhiều hơn trách nhiệm của ngành Ngân hàng đối với các vấn đề về xã hội, môi trường. Qua quá trình theo dõi, các TCTD đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Là một trong số những ngân hàng đặt mục tiêu đứng đầu thị trường trong phát triển xanh, bền vững và thực hành ESG, ông Trần Phương, Phó tổng giám đốc NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, hướng tới sự phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng, đưa tín dụng xanh, tài trợ xanh trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển của BIDV. Năm 2022 BIDV đã thành lập Ban Quản lý dự án Tài chính bền vững. Năm 2023, BIDV đã kiện toàn thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG tổng thể. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này đạt 73.000 tỷ đồng cho 1.500 khách hàng; phát hành thành công trái phiếu xanh khoảng 2.500 tỷ đồng…
Đánh giá toàn thị trường, ông Phạm Đỗ Nhật Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam cho rằng, việc thực thi ESG ở các ngân hàng còn non trẻ nhưng đang đi rất nhanh. Ngân hàng đã có cơ cấu quản trị ESG tổng thể; Chính sách về ESG đã kết hợp được nhiều yếu tố liên quan bao gồm chiến lược, cam kết, văn hóa lĩnh vực kinh doanh và các bên liên quan, nhưng chưa hình thành một khung thống nhất và tích hợp; Ngân hàng đã có khung quản lý rủi ro ESG, cơ chế công bố thông tin về các hoạt động liên quan tới ESG, cơ chế quản lý và kiểm soát dữ liệu ESG đã được xây dựng.
Động lực để các ngân hàng tích cực thực thi ESG đến từ nhiều yếu tố. TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng phân tích, động lực đó đến từ việc các quy định về ESG có xu hướng ngày càng gia tăng; sự gia tăng trong nhận thức và mối quan tâm về các yếu tố ESG từ các bên liên quan đòi hỏi ngân hàng nắm bắt và quản lý các yếu tố “vô hình” trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh giúp đón đầu xu thế quốc tế, làm tăng lợi thế cạnh.
Trong Chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng chính thức triển khai từ năm 2021 đến nay đã bao hàm các nội dung, lộ trình về tín dụng xanh, tài chính xanh của các TCTD. Đây là căn cứ pháp lý để tổ chức, triển khai thực thi ESG. NHNN đã và đang làm tốt hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về ESG. Đây là vấn về của toàn cầu, nền kinh tế nên ngành Ngân hàng không thể đứng ngoài xu hướng này. Trách nhiệm ở đây không chỉ của riêng NHNN, 4 ngân hàng thương mại nhà nước mà còn của tất cả các TCTD. (Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo) |
Nhận thức sớm để đón cơ hội
Có thể thấy, phát triển bền vững thông qua ESG là cơ hội để xây dựng lợi thế cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam. Việc thực thi ESG mang yếu tố sống còn và cần được hành động ngay, không thể chậm trễ. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, với một số cải cách trong quy trình cấp tín dụng, do vậy sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức mà ngành Ngân hàng phải giải quyết trong quá trình áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh như công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong các hoạt động ESG…, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định
Đề xuất một số giải pháp để các ngân hàng tích cực thực thi ESG trong thời gian tới, bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành ở Việt Nam cần tiếp tục đồng hành, phối hợp hài hòa trong xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể về tín dụng xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có tác động đến môi trường, đặt ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, xây dựng danh mục các ngành, lĩnh vực xanh. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để áp dụng chung nhằm đánh giá khi cấp tín dụng xanh.
Về phía ngân hàng, ông Trần Phương, Phó tổng giám đốc BIDV mong muốn, các khung khổ chính sách, hướng dẫn cho hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng xanh, bền vững tiếp tục hoàn thiện; xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để tạo sự khuyến khích; đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường - xã hội. Bên cạnh đó, BIDV cũng xác định công nghệ và chuyển đổi số tiếp tục là mũi nhọn, ưu tiên xuyên suốt, hỗ trợ đắc lực trong lộ trình chuyển đổi xanh, bền vững và thực hành ESG của ngân hàng.
Trên cơ sở định hướng kinh doanh, nguồn lực và điều kiện của mỗi TCTD, các chuyên gia cho rằng, các TCTD cần chủ động tiếp cận, sớm có lộ trình áp dụng các chuẩn mực ESG; cần tạo lập phòng ban chuyên trách để chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng giám sát, đánh giá định kỳ. Đồng thời, việc áp dụng ESG cần được thực hiện có lộ trình để tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi dần và tối ưu hóa lợi ích đôi bên.
Ông Phạm Đỗ Nhật Vinh nhận định, ngân hàng đầu tư vào ESG sẽ rất tốn chi phí và nguồn lực nên các cơ chế chính sách cần phải đồng bộ. Hiện các thị trường đã đi rất xa về ESG, các quỹ đầu tư sẽ không chờ chúng ta hoàn chỉnh quy trình thực thi ESG mà sẽ sang những thị trường khác nhanh hơn nên chúng ta sẽ phải nhanh hơn nữa. Đồng thời tăng cường truyền thông, tạo tác động tích cực trong ngành về ESG mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Các tin khác

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Việt Nam cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng số

Thành lập trung tâm tài chính quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn

Trung tâm tài chính tại Việt Nam: khác biệt, nhưng vẫn tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm tài chính mới

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

IFCs giúp tăng "quyền lực mềm" và khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Kênh thông tin hữu hiệu góp phần xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 16/4: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn

BIDV và IMG cùng gia tăng giá trị toàn chuỗi cho các dự án bất động sản

Mở rộng phạm vi, đối tượng của Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản

Ngân hàng điều chỉnh mạnh lãi suất huy động xuống dưới 5%/năm tại các kỳ hạn
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
