Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tìm cơ chế bền vững cho cải cách thể chế

Hương Giang
Hương Giang  - 
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang thay đổi, cải cách thể chế không chỉ hướng đến yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như những giai đoạn trước mà cần tạo những đột phá mạnh mẽ. Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế bền vững sẽ đảm bảo cải cách thể chế hiệu quả, thường xuyên và trở thành văn hóa lập pháp, hệ thống của các bộ, ngành và đội ngũ công chức.
aa
Tìm cơ chế bền vững cho cải cách thể chế
Doanh nghiệp mong tiếp tục đẩy mạnh cải cách cả về tư duy lẫn biện pháp thực thi

"Làn gió mới" của những lần cải cách

Theo ông Phan Đức Hiếu, quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam gắn liền với những cột mốc cải cách thể chế quan trọng. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ năm 1988 và 1990, đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên trong tư duy quản lý kinh tế. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự đến vào năm 1999-2000 khi Luật Doanh nghiệp đầu tiên được ban hành, thay đổi căn bản từ cơ chế "xin - cho" sang đăng ký kinh doanh. Những thay đổi này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp từ hàng trăm ngày xuống còn vài chục ngày, đồng thời bãi bỏ 150-160 giấy phép kinh doanh không cần thiết.

Kết quả của cuộc cải cách này thật ấn tượng. Ông Hiếu chia sẻ: "Chỉ sau 5 năm thực thi Luật Doanh nghiệp 2000 (2000-2005), số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gấp nhiều lần so với 10 năm trước đó. Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn này chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp được thành lập trong cả 15 năm (1990-2005)". Thành công này đã tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, dù vẫn còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng.

Bước sang giai đoạn 2020, Luật Doanh nghiệp mới tiếp tục mang lại làn gió đổi mới mạnh mẽ hơn. Với triết lý "doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm", cùng việc bãi bỏ 161 giấy phép và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp chỉ còn 15-30 ngày, khí thế kinh doanh đã bùng nổ mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm (2020-2025), số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gấp 10 lần so với trước đó, tạo nên lực lượng doanh nghiệp đông đảo như hiện nay.

Từ những kinh nghiệm này, ông Hiếu nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách cả về tư duy lẫn biện pháp thực thi. Những thành công của Luật Doanh nghiệp 2000 và 2020 đã chứng minh rõ ràng rằng, việc giảm bớt rào cản pháp lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính chính là chìa khóa then chốt để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Với những kỳ vọng này, quá trình triển khai Nghị quyết số 68 tới đây nếu được thực thi đúng và đầy đủ, ông Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ trở thành cột mốc thứ ba với một sự thay đổi về chất, giúp nâng tầm vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Nếu thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài thủ tục hành chính mà chúng ta vẫn nhìn thấy là các loại phí, lệ phí; chi phí tuân thủ lớn nhưng đôi khi không được nhận diện; chi phí cơ hội và những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ, ông Phan Đức Hiếu khẳng định.

Tạo đột phá cải cách mạnh mẽ và bền vững

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước thay đổi, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, cải cách thể chế không chỉ hướng đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo đột phá mạnh mẽ. Cơ hội và dư địa cải cách thể chế vì thế là rất lớn và có 3 việc cần làm ngay. Đó là nâng cao chất lượng quy định hiện hành - yêu cầu cấp thiết và quan trọng; nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật theo đúng tinh thần của các bộ luật và đảm bảo tính thống nhất và chất lượng các quy định pháp luật được ban hành mới.

Trên tinh thần cần có những cải cách mang tính đột phá, ông Phan Đức Hiếu đã đưa ra một số kiến nghị quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thể chế. Theo đó, trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật cho cải cách thể chế, thay vì sửa chữa nên ưu tiên bãi bỏ các quy định, văn bản, nghị định không phù hợp; cần có cơ chế bền vững cho cải cách thể chế. Trên thế giới, có 4 hình thái cải cách thể chế thì Việt Nam đã trải qua 3 hình thái là ban hành thể chế tốt; cải cách đơn lẻ; triển khai ở một số ngành, lĩnh vực theo sáng kiến của một hoặc một số cơ quan.

Tuy nhiên, cải cách rất khó khăn nếu chỉ xuất phát (đơn lẻ) từ chính các cơ quan thực thi pháp luật. Vì lý do đó, cần có cơ chế bền vững hướng đến thực hiện hình thái thứ 4 của cải cách thể chế đó là đưa cải cách thể chế trở thành văn hóa lập pháp, hệ thống, không còn phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức nào. Dẫn kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Úc, Anh, Mỹ…, ông cho biết các quốc gia này đều thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế (ROB). Cơ quan này tại Anh có quyền bác đề xuất chính sách nếu không đạt chất lượng; tại Mỹ gửi lại đề xuất chính sách nếu không đạt chất lượng, kèm theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Trong thời gian tới, Chính phủ nên thành lập cơ quan chuyên môn giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế có thẩm quyền. Cơ quan này có các chức năng chính như kiểm soát chất lượng quy trình soạn thảo; xác định các lĩnh vực trọng tâm để nâng cao chất lượng quy định; nâng cao chất lượng quy định một cách có hệ thống; đầu mối, phối hợp trong soạn thảo, ban hành; xây dựng bộ công cụ, hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo, thực tiễn mới, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Thị trường bất động sản tháng 5 chứng kiến một sự dịch chuyển đáng chú ý: Chung cư bất ngờ lên ngôi, trở thành tâm điểm quan tâm của cả người mua lẫn nhà đầu tư tại hai đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành lân cận.
Phát triển Fintech khi hình thành trung tâm tài chính quốc tế

Phát triển Fintech khi hình thành trung tâm tài chính quốc tế

Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cùng chủ trì buổi làm việc giữa UBND TP. Đà Nẵng với Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Câu lạc bộ Công nghệ tài chính ngân hàng (VietFintech).
VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6 khép lại với sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng 9,58 điểm lên 1.347,69 điểm, tương ứng +0,72%. Dù thanh khoản tiếp tục suy yếu, thị trường vẫn thể hiện sự lạc quan nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu vốn hóa lớn và hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền và những biến động cục bộ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ cũng cho thấy tâm lý thị trường chưa thực sự vững chắc.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/6

Tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 22,62 điểm hay NHNN cho biết đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP liên quan đến thị trường vàng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/6.
S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng

Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng.
Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.