Tìm điểm trung hòa của mục tiêu kép
![]() |
TS. Nguyễn Đức Kiên |
Thưa ông, sự bùng phát mới đây của dịch Covid-19 gây khó khăn thế nào đến sản xuất, kinh doanh?
Sau một năm vật lộn trong khó khăn và dịch bệnh, lại thêm đợt dịch vừa qua nên có thể nói sự khó khăn đối với doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh đã ở mức đỉnh điểm. Nhưng doanh nghiệp đã chống đỡ rất tốt và góp phần tích cực vào chống dịch, phục hồi sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Nhìn lại từ năm 2020 qua đợt dịch, các lĩnh vực kinh tế ứng phó tương đối tốt, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày... đã vừa có biện pháp phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe cho người lao động lại hỗ trợ và giữ việc làm cho người lao động rất tốt.
Khi tiếp xúc với doanh nghiệp, tôi thấy phần đông tự tin sẽ vượt qua được sóng gió với những nỗ lực của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, qua đợt chống dịch ở Hải Dương vừa qua cho thấy tổn thất về kinh tế rất lớn và tác động dài lâu đến đời sống người nông dân và người yếu thế. Ta đã hình dung được tác động của chính sách, nhưng không hình dung đầy đủ sự khốc liệt như tình hình nông sản ứ đọng trong Tết vừa rồi.
Nhiều ý kiến đề xuất cần có gói kích thích kinh tế mới. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Tình hình thực tế đòi hỏi Chính phủ trong 6 tháng tới đây vừa phải chống dịch, vừa phải xây dựng các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển; không chỉ tập trung vào đầu tư công nhà nước như mấy tháng đầu năm 2021 mà phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình khôi phục kinh tế. Phải tìm được điểm trung hòa giữa chống dịch với phát triển kinh tế - xã hội.
Dịch bệnh đã và đang diễn biến rất phức tạp với sự xuất hiện chủng virus mới lây lan nhanh. Nhưng thế giới và cả Việt Nam cũng bắt đầu tiêm vắc xin cho người dân. Các nước trên thế giới đang dần thay đổi nhận thức về dịch bệnh và dự báo với sự phát triển nhanh của vắc xin thì hết quý II nhiều nước sẽ miễn dịch cộng đồng và quý III có thể mở cửa trở lại.
Tình hình mới đòi hỏi cách chống dịch của ta cũng phải khác trước. Phục hồi kinh tế cũng cần những chính sách phù hợp.
Vậy vấn đề đặt ra là ta sẽ phải hỗ trợ thế nào trong khi tiền có hạn, quản lý doanh nghiệp và quản lý công dân còn yếu. Có ý kiến cho rằng khó có thể hỗ trợ thẳng tới người dân, doanh nghiệp như Mỹ và EU đã làm. Bên cạnh đó còn lực cản cho những người thực thi chính sách, đó là tư tưởng tuyệt đối hóa mọi vấn đề, không chấp nhận có xác suất sai sót. Trong khi đã làm là có sai, nhưng nếu lỡ có sai là bị lên án…
![]() |
Doanh nghiệp đã thể hiện khả năng chống chọi rất tốt trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh |
Vậy đâu là phương thức để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế?
Thế giới đã hình thành nền kinh tế vắc xin rồi, sức mua của thị trường thế giới bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại. Nếu Việt Nam không thay đổi sẽ rất gay go. Nhìn vào ngành du lịch, hai tháng đầu năm 2021 đã giảm 99% so với hai tháng đầu năm 2020. Nếu không thay đổi quyết liệt, đến tháng 5 tới chúng ta sẽ mất tiếp một mùa du lịch. Trong khi đó, du lịch và các ngành liên quan đóng góp 10-15% GDP, năm nay nếu tiếp tục mất thêm nữa thì khả năng phục hồi lại sẽ rất lâu sau nữa.
Bởi vậy sắp tới chúng ta cần thay đổi nhận thức. Theo tôi, hài hòa việc chống dịch hiện nay với phát triển kinh tế là việc khó, nhất là với tư duy tuyệt đối hóa của Việt Nam. Tư duy chỉ có đúng không được sai là một cản trở cho cách làm mới chưa từng có tiền lệ. Đến lúc này, chúng ta hãy coi đại dịch Covid-19 chính là một dịch bệnh, mà đã là dịch bệnh thì có lây lan như nhiều dịch bệnh khác, nhưng cần hiểu đúng bản chất cơ chế truyền dịch lây nhiễm và không nên quá sợ hãi, phải tỉnh táo, bình tĩnh nhìn đúng vào bản chất vấn đề mới tạo ra được trạng thái bình thường mới, để đưa ra được giải pháp tốt và chính sách đúng.
Bên cạnh đó, nhiều nước, trong đó có Thái Lan đã có kế hoạch mở cửa từ tháng 6, từ quý III năm nay. Vậy chúng ta có kế hoạch mở cửa không? Đã sẵn sàng để mở cửa chưa? Và làm thế nào để bắt kịp?
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đề nghị thực hiện ngay chính sách vắc xin visa, tức người có chứng nhận đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ được nhập cảnh. Đây là việc làm thuộc thẩm quyền của Chính phủ quyết nên có thể khởi động ngay từ tháng 5 này để bắt kịp mùa du lịch 2021, đón làn sóng du lịch tháng 6 tháng 7 và cố gắng hy vọng đến hết mùa noel 2021 thì ngành du lịch sẽ phục hồi được 80%. Du lịch năm nay đóng góp được 5-6% đã là lớn. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ và du lịch nhà hàng - khách sạn, dịch vụ tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Khi ngành này phục hồi là lao động có thu nhập, sẽ hình thành một sức cầu mới. Có cầu mới thì sản xuất ổn định. Nếu ta không chủ động mở cầu nội địa và đón cầu nước ngoài thì kinh tế khó phục hồi nhanh.
Thưa ông, bao giờ sẽ có được kịch bản và chính sách mới để sớm phục hồi kinh tế?
Được biết là Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất các kịch bản cập nhật. Tôi hy vọng Bộ sẽ đề xuất kịp thời và hạn chót mà tôi kỳ vọng là tại kỳ họp Quốc hội tới đây sẽ quyết được kịch bản mới với các chính sách và giải pháp chống dịch, kích thích kinh tế mới. Các nước khác họ đã có kế hoạch cụ thể rồi. Ta chậm nhịp này là sẽ bỏ lỡ mất năm 2021.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

Biến thách thức thành cơ hội

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
