Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng xanh
![]() |
Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh |
![]() |
Tăng cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn xanh |
![]() |
Làm gì để “khơi thông” tín dụng xanh? |
Chính sách mở đường cho tín dụng xanh
Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Cụ thể, năm 2015, Việt Nam đã cam kết thực hiện và thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc...
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua việc ban hành hệ thống các chính sách về tăng trưởng xanh như: Quyết định 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020...
Ngành Ngân hàng, với chức năng là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua hoạt động cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Do đó, việc triển khai các giải pháp từ ngành Ngân hàng sẽ góp phần định hướng dòng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Từ đó góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của quốc gia.
Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế... Đồng thời, ban hành một số văn bản quy định về tín dụng và thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải cacbon, hướng tới tăng trưởng xanh tạo điều kiện cho các tổ chức, DN, cá nhân thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Cụ thể, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tại Chỉ thị này nhấn mạnh tới yêu cầu hoạt động cấp tín dụng của ngành Ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng. Đồng thời, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo sự phát triển bền vững.
NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 theo Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015. Mục tiêu của Kế hoạch là thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế cacbon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh; nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành Ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các DN thực hiện tăng trưởng xanh.
Ngoài ra, NHNN còn Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN với mục tiêu tăng cường năng lực của các TCTD trong nước để mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu, chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư; Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DN, đặc biệt là các DNNVV; Thúc đẩy tài chính toàn diện...
NHNN đã kịp thời rà soát, bổ sung nội dung về tín dụng - ngân hàng xanh vào Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh như lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào quy định hiện hành về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN…
Trong khuôn khổ hợp tác với IFC, NHNN đã phối hợp với IFC ban hành Sổ tay hướng dẫn đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế có rủi ro cao gồm: nông nghiệp; hóa chất; xây dựng cơ sở hạ tầng; năng lượng; xử lý và tái chế chất thải; khai khoáng và ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại... Đây là công cụ để các TCTD xác định các rủi ro môi trường và xã hội khi thẩm định đơn xin cấp tín dụng cho những dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong những ngành có rủi ro cao về môi trường và xã hội và là những ngành mà các TCTD đang cho vay nhiều.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, hoạt động tín dụng ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong thực hiện tăng trưởng xanh. Ước tính cuối năm 2020, theo thống kê sơ bộ dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh khoảng 290 nghìn tỷ đồng. Trong đó tập trung vào các ngành chủ chốt của tăng trưởng xanh như: nông nghiệp sạch (dư nợ tín dụng đạt 127 nghìn tỷ đồng); năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (84 nghìn tỷ đồng); quản lý nước bền vững tại đô thị và nông thôn (31 nghìn tỷ đồng). Đồng thời, các TCTD cũng đã thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho các dự án, phương án với dư nợ được đánh giá khoảng 1,2 triệu tỷ đồng của gần 500 nghìn khoản cấp tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.
Vốn ngân hàng thúc đẩy phát triển bền vững
Qua những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng, tại “Báo cáo toàn cầu về tiến bộ trong cải cách hướng tới tài chính bền vững 2019” của Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN), Việt Nam được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng hướng tới phát triển bền vững và được xếp vào nhóm các quốc gia trong giai đoạn triển khai Ma trận tiến bộ SBN. Đồng thời, tại báo cáo Tiến bộ quốc gia của Việt Nam năm 2019, Việt Nam được xếp thứ hạng cao so với các nước châu Á và toàn cầu trong các chính sách liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs - một nội dung quan trọng của Thỏa thuận Paris.
Từ thực tiễn trong quá trình triển khai về ngân hàng xanh, tín dụng xanh, trong năm 2020, với vai trò là nước Chủ tịch ASEAN 2020, NHNN đã xây dựng “Sáng kiến về các nguyên tắc ngân hàng bền vững” với mục đích hướng dẫn NHTW và Cơ quan quản lý tiền tệ của ASEAN thúc đẩy ngân hàng bền vững trong khối ASEAN. Sáng kiến được đệ trình tại Hội nghị Thống đốc NHTW các nước ASEAN vào tháng 10/2020 và nhận được đánh giá rất cao của NHTW các nước ASEAN. Hiện nay, Sáng kiến đang được Đồng Chủ trì Ủy ban cấp cao về Hội nhập ngân hàng tiếp tục và hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của NHTW các quốc gia và sẽ đề xuất ban hành tại Hội nghị ACGM lần thứ 17 vào tháng 3/2021.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh còn gặp một số khó khăn như đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, công trình xanh tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường. Trong khi nguồn vốn huy động của các TCTD thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường. Các tiêu chí cụ thể để phân loại ngành/lĩnh vực xanh còn chung chung, khá phức tạp, gây khó khăn cho các TCTD khi làm căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng…
Khắc phục khó khăn đó, trên cơ sở bám sát các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, với vai trò nhiệm vụ, chức năng của ngành Ngân hàng, thời gian tới, NHNN tiếp tục thực thi các chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế sau Covid-19. Cụ thể, NHNN xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện ngân hàng xanh, tín dụng xanh cho các TCTD.
Trên cơ sở các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản dưới luật quy định về hoạt động tín dụng xanh, NHNN sẽ nghiên cứu và có hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. NHNN tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho những ngành kinh tế làm cơ sở cho các TCTD thẩm định và quyết định cấp tín dụng. NHNN sẽ xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...
Các tin khác

Ngân hàng khuyến khích gửi tiết kiệm online bằng lãi suất hấp dẫn

Tỷ giá sáng 6/12: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Quyết tâm thúc đẩy tín dụng xanh

Ngân hàng đang làm “Người bạn đồng hành” với khách hàng ra sao?

Tỷ giá sáng 5/12: Tỷ giá trung tâm giảm 13 đồng

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Ngân hàng tích cực gia cố bộ đệm

Tỷ giá sáng 4/12: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

NHNN Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước Lào

Sacombank kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới tại Campuchia

Hội nghị song phương thường niên giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào

Giải chạy “LPBank – Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực

Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Bản Việt ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Nỗ lực cung ứng vốn cho doanh nghiệp xứ Quảng
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
