Việt Nam có khả năng nâng cao tín nhiệm quốc gia
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P do ông Kim Eng Tan, Giám đốc cấp cao S&P làm Trưởng đoàn |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng bày tỏ phấn khởi năm 2024 S&P đã giữ xếp hạng Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB+; triển vọng Ổn định.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, cải cách tổ chức bộ máy để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, Việt Nam cũng luôn nỗ lực, phấn đấu đạt được các chuẩn mực quốc tế; tin tưởng với sự hỗ trợ, thấu hiểu của S&P, Việt Nam sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia sẻ với Đoàn chuyên gia của S&P về những kết quả tốt đẹp Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội như, năm GDP 2024 tăng 7,09%; lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được bảo đảm. Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, mọi chỉ số kinh tế vĩ mô đều đạt kết quả tích cực. Quý I/2025, tăng trưởng ước đạt 6,85%, là mức tăng cao nhất so với Quý I trong 5 năm trở lại đây. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới và khu vực…
Hiện Việt Nam đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; giảm thuế cho các doanh nghiệp; gia hạn các khoản thuế, tiền thuê đất để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển; Đồng thời, Việt Nam cũng đang tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng nền kinh tế số, kinh tế xanh để phát triển bền vững trên nền tảng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số...
Đặc biệt, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, trong đó coi khoa học công nghệ là đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động; ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Hiện các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đang khẩn trương thể chế hóa các nghị quyết nêu trên. Đây là nền tảng rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Với tư cách là những chuyên gia phân tích, ông Kim Eng Tan, Giám đốc cấp cao, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P bày tỏ ấn tượng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm qua và cho biết những kết quả đó là cơ sở quan trọng để S&P quyết định xếp hạng Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Ông Kim Eng Tan nhấn mạnh, với triển vọng hết sức tích cực về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam có khả năng nâng cao Tín nhiệm quốc gia.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của S&P cũng bày tỏ ấn tượng với những nội dung của Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy đang được Việt Nam triển khai rất khẩn trương; tin tưởng với những cải cách mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng rất nhanh và mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P tiếp tục quan tâm, ủng hộ đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác, phản ánh sát tình hình thị trường tài chính Việt Nam để Việt Nam sớm nâng hạng thị trường, nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Tin liên quan
Tin khác

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới
