Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng đồng thời về dinh dưỡng
![]() |
Ông Rémi Nono Womdim - Đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam (FAO) phát biểu tại hội nghị. |
Chiều ngày 10/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác tổ chức Hội nghị "Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam".
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam là một nước có diện tích đất đai không lớn với 33 triệu ha, trong đó 10,3 triệu ha có thể sử dụng trong nông nghiệp và dân số khoảng 100 triệu người.
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 12% GDP của quốc gia (2022). Trong 10 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu nông sản đạt 43,08 tỉ USD.
Tuy nhiên, ông Lê Minh Hoan cho rằng nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với một số thách thức lớn, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan như quy mô nông hộ nhỏ chiếm đa số, nguồn tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới.
Người sản xuất ít có điều kiện tiếp cận thị trường và thường chỉ dừng ở khâu cung cấp nguyên liệu thô. Người tiêu dùng còn hạn chế về dinh dưỡng, về tiêu dùng xanh và có trách nhiệm, về chống thất thoát lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải khí nhà kính.
"Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng đồng thời về dinh dưỡng, đó là thách thức về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn cao ở khu vực vùng miền núi, vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ thừa cân béo phì, tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh chóng tại khu vực thành thị", ông Lê Minh Hoan chia sẻ.
Tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”.
Hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu gồm tiếp tục chuyển đổi thành quốc gia cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu.
Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong hệ thống lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi bền vững, sâu rộng của cả hệ thống.
Để triển khai kế hoạch hành động này, ông Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định phân công các Cục, Vụ, Viện làm đầu mối để triển khai 30 nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch hành động do Bộ Nông nghiệp chủ trì. Đã có 2 địa phương là TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch triển khai tại địa phương.
Dự kiến trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập "Đối tác chuyển đổi hệ thống Lương thực Thực phẩm", bao gồm các "Tổ công tác kỹ thuật chuyên đề" để phối hợp với các bộ ngành, cơ quan chuyên môn và các địa phương triển khai các nhiệm vụ và huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác.
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hầu hết chúng ta ăn uống không đáp ứng theo hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Việt Nam đang đối diện với gánh nặng kép 3, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì.
Ông Rémi Nono Womdim - Đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam (FAO) cho biết, FAO rất vinh dự được cùng với các bên liên quan tham gia quá trình xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và sẵn sàng hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch này. Theo đó, kế hoạch này tập trung vào bốn trụ cột: Khoa học, đổi mới và dữ liệu; Chính sách, chiến lược và các chương trình; Tài chính; và Quan hệ đối tác.
Để chuyển đổi thành công hệ thống lương thực thực phẩm, ông Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Các tin khác

Tri ân người có công với cách mạng nhân dịp 50 năm Thống nhất đất nước

Đề xuất xử phạt bổ sung với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm

“Thực, hư” lương nhân viên bảo hiểm mỗi tháng mua được lượng vàng?

ACB vào Top 50 Doanh nghiệp tiêu biểu

Cải cách tiền lương: Nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ổn định xã hội

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt xanh vào năm 2035
![[Infographic] Đổi CCCD, hộ chiếu sau sáp nhập: Ai cần, ai không?](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/17/10/120250417100034.jpg?rt=20250417100037?250417101216)
[Infographic] Đổi CCCD, hộ chiếu sau sáp nhập: Ai cần, ai không?

Sắp diễn ra Hội chợ việc làm - Cầu nối nhân lực 2025

Đa dạng giải pháp phổ cập kiến thức số

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sắt

Quảng Nam huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh

Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghệ cao

Năng lượng mặt trời: Để mỗi mái nhà là một “nhà máy” điện

Lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
