Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Việt Nam thu hút đầu tư từ giới siêu giàu thế giới

Thanh Tuyết
Thanh Tuyết  - 
Trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ, dòng tài sản của giới siêu giàu đang chuyển hướng và có xu hướng chọn lọc kỹ lưỡng về điểm đến. Những điểm đến của dòng vốn này cần đảm bảo yếu tố sinh sống và thuận lợi cho đầu tư dài hạn. Từ các thành phố truyền thống đến những quốc gia mới nổi có chính sách thân thiện, bức tranh phân bổ tài sản đang thay đổi nhanh chóng. Trong xu thế đó, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng nếu nắm bắt cơ hội, cải thiện các điều kiện chính sách, hạ tầng và chất lượng sống.
aa
Cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư đổi mới công nghệ

Yếu tố tái định hình lựa chọn của giới siêu giàu

New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu với giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều trung tâm mới như Dubai, Abu Dhabi, Singapore hay thậm chí Milan và Sardinia đang dần thu hút dòng vốn đầu tư từ các cá nhân này nhờ chính sách visa đầu tư (golden visa), ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.

Đối với doanh nghiệp, bài toán thành công vẫn xoay quanh ba yếu tố chính: con người, năng lượng và địa điểm. Các ngành sản xuất tiên tiến hiện cần tiếp cận nhanh chóng với nguồn nhân lực phù hợp và năng lượng ổn định, những yếu tố đang ngày càng khan hiếm trong thời đại bùng nổ AI và trung tâm dữ liệu. Họ cũng ưu tiên những hệ sinh thái địa phương, nơi chuỗi cung ứng, đối tác chiến lược và các nguồn lực hỗ trợ cùng hiện diện và tương tác hiệu quả.

Không chỉ các yếu tố tài chính, tầng lớp siêu giàu ngày càng quan tâm đến các “yếu tố mềm” như văn hóa, y tế, giáo dục, cộng đồng quốc tế và trải nghiệm sống. Theo bà Victoria Garrett, Giám đốc Toàn cầu mảng BĐS Nhà ở tại Savills: “Giới tinh hoa không còn chỉ tìm kiếm các điểm đến có ưu đãi thuế, mà còn muốn sống gần biển, gần sân golf, có trường quốc tế cho con cái và cộng đồng đồng điệu về giá trị sống”.

Chỉ số Thu hút Tài sản của Savills (Savills Dynamic Wealth Indices) – được công bố trong báo cáo Savills Impacts mới đây – đã xác định những thành phố đang hoạt động hiệu quả trong việc thu hút và phát triển tài sản cũng như dòng vốn đầu tư từ cá nhân và doanh nghiệp. Báo cáo chỉ ra các yếu tố then chốt định hình quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, trong đó các ưu đãi thuế cá nhân, sự hiện diện sẵn có của cộng đồng siêu giàu và chất lượng sống cao là những lý do đưa Dubai, Abu Dhabi, Singapore, Zurich và Auckland vào top 5 điểm đến hàng đầu cho cá nhân có nhu cầu di dời.

Trong khi đó, Singapore, Seoul, New York, London và Abu Dhabi đứng đầu bảng xếp hạng dành cho các doanh nghiệp, dựa trên môi trường thuế doanh nghiệp, chỉ số thuận lợi kinh doanh, lượng vốn FDI, nền kinh tế và cơ sở tri thức tại các địa phương.

Đáng chú ý, 6/12 thành phố hàng đầu xuất hiện ở cả hai bảng xếp hạng, cho thấy sự giao thoa giữa nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp. Nơi có chất lượng sống cao không chỉ hấp dẫn giới siêu giàu, mà còn thu hút doanh nghiệp thông qua lực hút nhân lực và mạng lưới kết nối toàn cầu.

Ông Paul Tostevin, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của Savills nhận định: "Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế ngày càng biến động, dòng chảy tài sản toàn cầu cũng đang thay đổi, các cá nhân siêu giàu và doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh lại các quyết định về nơi đặt trụ sở và sinh sống. Các yếu tố truyền thống ảnh hưởng đến dòng tài sản toàn cầu, như chính sách chính phủ, ưu đãi thuế, cùng với sự hiện diện của lực lượng lao động sáng tạo hoặc các cộng đồng tương đồng, từ lâu đã là những động lực chính cho các doanh nghiệp và cá nhân linh hoạt, và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố ‘bản sắc địa phương’ và chất lượng sống cao đang ngày càng trở thành nhân tố quyết định trong lựa chọn điểm đến."

Bảng 1: Chỉ số các yếu tố thu hút tài sản theo đánh giá từ phía Doanh Nghiệp Nguồn: Savills Impacts
Chỉ số các yếu tố thu hút tài sản theo đánh giá từ phía Doanh Nghiệp Nguồn: Savills Impacts
Bảng 2: Chỉ số các yếu tố thu hút tài sản theo đánh giá từ phía Cá nhân Nguồn: Savills Impacts
Chỉ số các yếu tố thu hút tài sản theo đánh giá từ phía Cá nhân Nguồn: Savills Impacts

Lợi thế và cơ hội của Việt Nam

Theo Báo cáo từ Cục Đầu tư Nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định bất chấp những biến động đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo mới nhất cho thấy tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, 10,4 tỷ USD, chiếm gần 56,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là lĩnh vực bất động sản với 4,99 tỷ USD, chiếm 27,1% tổng vốn và tăng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ. Lĩnh vực khoa học và công nghệ thu hút 1,02 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ với hơn 596,8 triệu USD.

Nhận định về lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và giới siêu giàu thế giới, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn giới siêu giàu, từ vị trí chiến lược tại Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn đến môi trường sống đang cải thiện đáng kể. Cùng với đó là nền văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú và tiềm năng đầu tư bất động sản còn nhiều dư địa”.

Các điểm đến như Đà Nẵng, Hội An đang nổi lên với bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf chuẩn quốc tế và khí hậu ôn hòa, chất lượng sống ngày một nâng cao. Việc xuất hiện các dự án bất động sản hàng hiệu như Nobu Residences hay khu phức hợp Hoiana góp phần định hình lại phân khúc cao cấp của thị trường.

Trong khi đó, hai trung tâm kinh tế trọng yếu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản hạng sang, với các dự án đạt chuẩn quốc tế, hạ tầng giao thông được nâng cấp và khả năng kết nối thuận lợi với các trung tâm tài chính khác trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Matthew Powell cho biết, Việt Nam cần những cải cách quyết liệt để có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực về thu hút giới siêu giàu đầu tư. Một trong số đó là việc triển khai linh hoạt các chương trình visa và định cư dành riêng cho nhà đầu tư cá nhân. Các thị trường cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam hiện nay như Thái Lan hay Malaysia đều đã đã triển khai visa lưu trú dài hạn kèm ưu đãi thuế, quyền sở hữu và điều kiện lao động linh hoạt cho các cá nhân có tài sản ròng lớn.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ sinh thái sống chuẩn quốc tế từ y tế, giáo dục đến dịch vụ là yếu tố then chốt.

"Khi những cá nhân tinh hoa cảm nhận được sự tiện nghi và chuyên nghiệp trong từng trải nghiệm, họ không chỉ quay lại mà còn trở thành đại sứ cho hình ảnh quốc gia", ông Matthew Powell nhấn mạnh.

Theo đó, chính sách ưu đãi thị thực không chỉ là vé vào cửa cho nhà đầu tư, mà còn là lời cam kết cho một chiến lược phát triển bền vững, hướng đến hiệu ứng đầu tư lâu dài.

Trong làn sóng tái phân bổ tài sản toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước “cửa sổ cơ hội” để thu hút giới siêu giàu. Sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên và vị trí chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm đầu tư, sinh sống và phát triển bền vững.

Thanh Tuyết

Tin liên quan

Tin khác

Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Thời điểm hiện nay, môi trường làm việc ngày càng biến động, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giữ chân và truyền cảm hứng cho đội ngũ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng lương hay các chính sách phúc lợi cũng là câu trả lời. Một yếu tố vô hình nhưng có sức mạnh to lớn, chính là nghệ thuật phản hồi (feedback) và ghi nhận (recognition) - hai kỹ năng mà nhà quản lý hiện đại cần thành thạo để tạo động lực và sự gắn kết bền vững với nhân viên.
Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Suốt nhiều thập kỷ qua, phòng nhân sự (HR) thường được nhìn nhận như một bộ phận hành chính thuần túy lo thủ tục tuyển dụng, quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, công nghệ thay đổi chóng mặt và thế hệ lao động mới coi trọng giá trị cá nhân hơn thu nhập, vai trò của phòng nhân sự đã và đang được tái định nghĩa một cách sâu sắc.
Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Chuyển đổi số và sự dịch chuyển mô hình quản trị hiện đại, việc đánh giá hiệu suất nhân sự trở thành một yếu tố then chốt quyết định hiệu quả vận hành và khả năng thích ứng của tổ chức. Tuy nhiên, khi nói đến đo lường hiệu suất, câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, là: Nên sử dụng KPI hay OKR?
5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

Bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt hiện nay và tốc độ “nhảy việc” ngày càng cao, các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đứng trước bài toán lớn: Làm sao để giữ chân người tài không chỉ bằng việc tăng lương, thưởng? Câu trả lời không nằm hoàn toàn ở thu nhập, mà nằm ở trải nghiệm tổng thể mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên.
Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Giai đoạn hiện nay kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp càng nhận ra rằng sự linh hoạt, chủ động và trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức chính là yếu tố then chốt để thích nghi và phát triển. Từ chỗ quản lý nhân sự theo kiểu “chỉ đạo - kiểm soát”, xu hướng hiện nay là xây dựng đội ngũ tự chủ, nơi mỗi nhân viên không chỉ làm việc mà còn chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả.
Tái cấu trúc để tăng trưởng

Tái cấu trúc để tăng trưởng

"Tái cấu trúc để tăng trưởng" là chủ đề của sự kiện Business Forum & Kickoff CYE 2025 do Liên đoàn lãnh đạo và doanh nhân trẻ Thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) vừa tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp trẻ tại miền Trung.
Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và bão hòa, việc mở rộng quy mô bằng cách “đánh lớn” không còn là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chứng minh rằng tăng trưởng bền vững có thể đạt được thông qua chiến lược khai thác thị trường ngách – một hướng đi tinh gọn, hiệu quả và đầy tiềm năng.
Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Khủng hoảng, dù xuất phát từ nội tại hay từ môi trường bên ngoài, đều có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế mất phương hướng, cạn kiệt nguồn lực và đánh mất thị phần. Tuy nhiên, lịch sử kinh doanh cho thấy: nhiều doanh nghiệp không chỉ “sống sót” mà còn tái sinh mạnh mẽ sau khủng hoảng, với điều kiện họ có tư duy đúng và hành động quyết liệt.
Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Không cần chờ đến khủng hoảng mới thấy chuyển đổi số là con đường sống còn. Nhưng sau đại dịch, biến động thị trường, và sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng, “chuyển đổi số” không còn là lựa chọn mang tính chiến lược dài hạn mà trở thành bài toán sống còn trong ngắn hạn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ.
Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Biến động lãi suất và chi phí vốn không còn là rủi ro tiềm ẩn, chúng là thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt hàng ngày. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, các gói hỗ trợ dần thu hẹp và mặt bằng lãi suất có xu hướng điều chỉnh tăng, việc quản trị rủi ro tài chính đang trở thành ưu tiên chiến lược.