“Xanh hóa” và ứng dụng công nghệ trong các khu đô thị
Đô thị thông minh “nở rộ” ở Việt Nam | |
Smart City: Xu hướng bất động sản đang lên, nhắm tới khách hàng trẻ |
Để góp phần giải quyết vấn đề này, khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) mới được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành được coi là căn cứ cho các địa phương tại Việt Nam trong quá trình xây dựng, triển khai các đề án, dự án trong lĩnh vực này.
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh |
Theo Bộ TT&TT, việc xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam cần được thực hiện theo các nguyên tắc chung, bao gồm: Lấy người dân làm trung tâm; Bảo đảm năng lực cơ sở hạ tầng thông tin tạo ra hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh. Cùng với đó cần đẩy mạnh dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, khuyến khích dữ liệu mở gồm những dữ liệu được mô tả tường minh, sử dụng và khai thác được bởi tất cả các bên tham gia xây dựng đô thị thông minh. Dữ liệu mở do chính quyền địa phương sở hữu và chia sẻ cho các bên liên quan nếu cần.
Khung tham chiếu cần bảo đảm tính trung lập về công nghệ, chú trọng áp dụng công nghệ ICT phù hợp với đô thị thông minh như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng, tối ưu cơ sở hạ tầng ICT sẵn có; Quan trọng là bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân.
Trong quyết định mới ban hành, Bộ TT&TT cũng đưa ra quy định về các thành phần của khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh gồm: lớp đối tượng sử dụng; lớp ứng dụng thông minh, lớp hỗ trợ dịch vụ và dữ liệu, lớp điện toán và lưu trữ, lớp mạng kết nối, lớp thu thập dữ liệu, hệ thống bảo mật, hệ thống xây dựng, hệ thống bảo trì và hoạt động, hệ thống định danh, hệ thống định vị cùng trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm.
Cùng với đó, chú trọng việc lớp ứng dụng thông minh phải đảm bảo cung cấp các ứng dụng và khả năng tích hợp xuyên suốt các lĩnh vực cùng với sự hỗ trợ từ các lớp bên dưới. Trong đó, các ứng dụng đến từ các lĩnh vực như giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh… sẽ cung cấp thông tin, ứng dụng và dịch vụ cần thiết cho các yêu cầu từ cộng đồng, doanh nghiệp và các nhà quản lý đô thị.
Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh một số lĩnh vực, dịch vụ được ưu tiên phát triển trong đô thị thông minh giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến 2030 như: quản lý đô thị thông minh, cấp thoát nước thông minh; thu gom và xử lý rác thải thông minh; lưới điện thông minh; chiếu sáng thông minh; giám sát môi trường thông minh; giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh…
Hiện nay, các đô thị, thành phố lớn đang đối mặt với mật độ dân số tăng chóng mặt, kinh tế phát triển thiếu bền vững, trong khi công tác dự báo, quy hoạch còn nhiều bất cập, chất lượng các dịch vụ của nhà nước như dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích chưa cao. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang ứng dụng ICT (kết nối số, IoT, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội…) được coi là phù hợp với xu thế chung hiện nay, giải quyết những thách thức mà các đô thị đang phải đối mặt.
Theo đánh giá của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, chính quyền nhiều địa phương đã và đang có những nỗ lực nhất định trong việc xây dựng thành phố thông minh, nâng cao hiệu quả sử dụng điện nước và các cơ sở hạ tầng tiện ích xã hội. Cùng với đó, các chủ đầu tư và người mua đều đang hướng đến việc thông minh hóa hoạt động quản lý và vận hành, từ hệ thống an ninh, đến kết nối Internet, từ sử dụng điện đến các yếu tố giảm thiểu tác động đến môi trường. Đã dần xuất hiện trên thị trường các sản phẩm được tích hợp những hệ thống hỗ trợ thông minh và kết nối đồng bộ với Internet (IoT) do các bên thứ 3 cung cấp.
Các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần tham khảo các nước trong khu vực và tham vấn các đơn vị tư vấn quốc tế để có thể tìm ra hướng đi và sản phẩm thông minh phù hợp với dự án của mình, ông Matthew Powell cho biết thêm.
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững, song Việt Nam cũng đang là quốc gia xả rác thải nhựa lớn trên thế giới. Do vậy, trong tương lai, cần phát triển những tòa nhà xanh, thân thiện với môi trường và có chi phí xây dựng và vận hành thấp.
Thêm nữa, các thách thức về môi trường khí hậu Việt Nam, đặc biệt với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là rất lớn. Vì vậy, việc tiết kiệm năng lượng, các kế hoạch tái sử dụng đang trở thành yếu tố quyết định cho các tòa nhà.
Cùng với đó, thực hiện thiết kế các công trình xanh và tiết kiệm năng lượng, ứng dụng và tối ưu hóa công nghệ trong các tòa nhà cũng sẽ là những nhân tố quan trọng nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên đang trên đà tăng giá (năng lượng, nguồn nước…).
Trên thực tế, chính quyền nhiều thành phố tại Việt Nam đang nỗ lực thay đổi cảnh quan đô thị bằng việc kết hợp công nghệ vào các công trình xây dựng nhằm giảm lượng khí cac-bon, giảm lượng chất thải, chất độc hại ra môi trường, cải thiện môi trường sống. Đối với những dự án bất động sản trong tương lai, việc áp dụng công nghệ thông minh sẽ không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng "nhất định phải có" trong dự án.
Với dân số trẻ và có tới 70% dân số dưới 35 tuổi tại hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM, lượng người trẻ am hiểu công nghệ thuộc nhóm cao trên thế giới, các khu đô thị thông minh hứa hẹn càng có nhiều triển vọng hơn tại Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy trẻ em sống trong những tòa nhà xanh thì phát triển tốt, ít bệnh tật. Nên ngay từ hôm nay, cần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân đối với môi trường.