ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2017-2018
Nhiều yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm | |
Tăng trưởng tiếp tục trông vào chính sách tiền tệ | |
Xây dựng kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng 6,4-6,8% trong năm 2018 |
Theo đó, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2017 lên 5,9% từ mức 5,7% và năm 2018 lên 5,8% từ mức 5,7%. Báo cáo của ADB cho biết, triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2017 đang được cải thiện nhờ vào nhu cầu xuất khẩu mạnh hơn dự kiến trong quý 1 năm nay.
“Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đã khởi đầu tốt đẹp trong năm nay với việc xuất khẩu được cải thiện thúc đẩy triển vọng tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm 2017”, Yasuyuki Sawada - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho biết. “Bất chấp những bất ổn kéo dài xung quanh đà hồi phục kinh tế toàn cầu, chúng tôi cảm thấy rằng các nền kinh tế của khu vực đang trong tình trạng tốt để đối mặt với những cú sốc tiềm ẩn đối với triển vọng”.
Theo tiểu vùng, tăng trưởng ở khu vực Đông Á được điều chỉnh tăng lên 6,0% vào năm 2017 và 5,7% vào năm 2018 từ mức mức dự kiến trước đó tương ứng là 5,8% và 5,6%. Với Trung Quốc, sự tăng tốc gần đây về xuất khẩu ròng và tiêu dùng nội địa đã nâng cao triển vọng tăng trưởng của nước này. Theo đó, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lên 6,7% vào năm 2017 và 6,4% vào năm 2018, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đây.
Tuy nhiên, Nam Á sẽ vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất ở châu Á và Thái Bình Dương dù tốc độ tăng trưởng không thay đổi so với dự báo trước đó là 7,0% vào năm 2017 và 7,2% vào năm 2018. Ấn Độ - nền kinh tế lớn nhất của tiểu vùng - dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 7,4% vào năm 2017 và 7,6% vào năm 2018, chủ yếu là do tiêu thụ mạnh.
Tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á cũng vẫn duy trì như dự bào trước đó, ở mức 4,8% vào năm 2017 và 5,0% vào năm 2018. Theo báo cáo, nhu cầu nội địa mạnh mẽ - đặc biệt là tiêu dùng và đầu tư tư nhân - sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng ở tiểu vùng này.
Trong khi đó, Báo cáo bổ sung đã hạ dự báo về triển vọng lạm phát tại khu vực châu Á xuống còn 2,6% vào năm 2017 và 3,0% vào năm 2018 so với dự báo ban đầu là 3,0% và 3,2%. Nguyên nhân do giá dầu và lương thực quốc tế ổn định.
Với Việt Nam, Báo cáo bổ sung của ADB cho biết, sự sụt giảm bất ngờ về sản lượng khai thác và khai thác mỏ đã làm tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống 5,1% trong quý 1/2017 so với mức 5,5% cùng kỳ năm 2016. Trong khi công nghiệp và xây dựng cũng chỉ tăng 4,2%, thấp hơn mức tăng trưởng 7,2% cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo ADB, các lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn mạnh. Đặc biệt, dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn một năm trước, đạt 6,5% so với 6,0% trong quý 1/2016. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã phục hồi đến mức tăng trưởng 2,0% so với mức giảm 1,3% cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng, với việc giải ngân (vốn FDI) vào cuối quý 1 ước tính đạt 2,7 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 6,5% GDP.
Trong bối cảnh đó, ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam như dự báo trước đây là 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018.