BOJ tiếp tục duy trì chính sách kích thích dù áp lực "rút lui" tăng cao
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BOJ |
Tuyên bố chính sách của BOJ được đưa ra sau khi Fed đã thực hiện tăng lãi suất lần thứ 3 chỉ trong vòng 6 tháng, cho thấy BOJ ngày càng tụt lại phía sau so với Fed trong việc bình thường hóa chính sách. Theo đó BOJ sẽ tiếp tục quản lý đường cong lãi suất thông qua chính sách lãi suất âm và chương trình mua hàng nghìn tỷ yên trái phiếu đúng như kỳ vọng của các nhà kinh tế khảo sát của Bloomberg.
Giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài nhất của Nhật Bản trong một thập ký qua đã cung cấp một số hỗ trợ cho BOJ, vốn đã không thay đổi chính sách kể từ tháng 9 năm ngoái. Mặc dù lượng trái phiếu mua vào đang chậm lại, nhưng ít có kỳ vọng rằng nó sẽ thay đổi đáng kể trong suốt thời gian còn lại của Thống đốc Haruhiko Kuroda bất chấp lời kêu gọi ngày càng tăng răng BOJ ít nhất cũng nên cung cấp một số chi tiết về cách thoái lui khỏi chương trình kích thích.
“Bản tuyên bố chính sách giống như một bức màn treo và cuộc họp báo của Kuroda mới là tâm điểm”, Kyohei Morita – Kinh tế gia trưởng Nhật Bản tại Credit Agricole Securities ở Tokyo cho biết. “Những người tham gia thị trường sẽ xem xét kỹ lưỡng ý kiến của ông (kuroda) về việc rút khỏi (chương trình kích thích) trong tương lai. Có rất nhiều cơ hội để BOJ cải thiện truyền thông của mình”.
Mặc dù vậy, theo Morita, Thống đốc Kuroda sẽ tránh nhận xét quá nhiều về vấn đề này tại buổi họp báo diễn ra lúc 3h30 chiều vì BOJ vẫn còn cách khá xa mục tiêu lạm phát 2% của nó.
Akio Negishi - Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ Nhật Bản cho biết tuần trước rằng, BOJ nên nói chuyện cởi mở về việc nó có thể tháo gỡ chính sách của mình ra sao, ngay cả khi nó phải thay đổi cách tiếp cận của mình sau này. Ngành bảo hiểm nhân thọ hiện đang nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn thứ ba sau BOJ và các ngân hàng thương mại. Hiroshi Yoshikawa - cựu cố vấn của Bộ trưởng Tài chính cũng đã lặp lại lời kêu gọi trên rằng BOJ nên nói về vấn đề thoát khỏi chính sách nới lỏng.
Tuy nhiên, không phải tất mọi người đều nghĩ rằng đó là vấn đề khẩn cấp.
“Không có gì là là khi Kuroda không nói gì về kế hoạch thoát ra khi lạm phát vẫn xung quanh mức 0%. Nó vẫn còn quá sớm”, Daisuke Karakama – Trưởng bộ phận kinh tế thị trường tại Mizuho Bank Ltd. ở Tokyo nói. “Vấn đề là liệu BOJ có thực sự nghĩ về việc thoát khỏi hay không. Đó là điều mà Kuroda muốn làm rõ”.
Trong khi Kuroda đã nói rằng bất kỳ sự rút lui nào khỏi gói kích thích tiền tệ là quá sớm, BOJ đang tái định chuẩn lại công tác truyền thông của mình để thừa nhận rằng họ đang nghĩ đến việc làm thế nào để xử lý việc thoát khỏi, những người quen thuộc với vấn đề này nói với Bloomberg trong tháng này. Tuy nhiên, họ không muốn tạo ấn tượng rằng đây là chương trình nghị sự sớm.
Các yếu tố chính trong chính sách kích thích tiền tệ của BOJ, không thay đổi với tỷ lệ bỏ phiếu 7-2 là: - Mức lãi suất -0,1% áp dụng cho một phần tiền gửi của các tổ chức tài chính tại BOJ. |
Đánh giá tổng thể về nền kinh tế không thay đổi, BOJ mô tả nền kinh tế “tiếp tục mở rộng vừa phải”.
Nói về việc thoát khỏi chính sách nới lỏng tiền tệ đang tăng lên trên toàn thế giới. Fed đã công bố phác thảo chi tiết về kế hoạch thu hẹp bảng cân đối tài sản của mình trong năm nay khi nó tăng lãi suất. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã làm dịu bớt sự thiên vị nới lỏng của mình tại cuộc họp tháng này, củng cố quan điểm rằng ECB đang tiến tới việc thoát khỏi chương trình kích thích.
Cuộc tranh luận rộng hơn về việc thu hẹp chương trình kích cầu tại Nhật Bản không cho thấy sự tin tưởng rằng BOJ sẽ đạt được mục tiêu của mình. Tất cả 42 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg đều cho biết BOJ không thể đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong khung thời gian dự kiến của mình.
“Điều thay đổi là những người khác đã bắt đầu kêu gọi giải thích về việc thoát khỏi chính sách kích thích”, Masaki Kuwahara - nhà kinh tế học cao cấp của Nomura Securities tại Tokyo nói. “Có khả năng BOJ có thể đáp ứng và trả lời một số vấn đề, nhưng họ sẽ không thay đổi chính sách của họ trong một thời gian”.