Các nền kinh tế mới nổi và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Hệ sinh thái giám sát Trung Quốc: Mục tiêu mới của Trump? | |
Những vấn đề kinh tế thế giới nổi bật | |
Cái tên nào tiếp theo có thể lọt vào “danh sách đen” của Mỹ? |
Vào đầu tháng 5/2019, Washington và Bắc Kinh tưởng chừng sắp đạt được một thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại gây tổn thương cho cả đôi bên. Tuy nhiên, xung đột leo thang trở lại khi Mỹ nâng mức thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc hôm 10/5 và chuẩn bị áp thuế với tất cả hàng hóa Trung Quốc vào cuối năm nay. Động thái trên khiến Bắc Kinh phải trả đũa bằng đòn thuế tương tự, có hiệu lực từ 1/6.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc leo thang căng thẳng thương mại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có diễn biến trên các thị trường tài chính-tiền tệ.
Sẽ không có bên thắng trong cuộc chiến thương mại |
Căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thôi thúc các nhà đầu tư tìm đến đồng bạc xanh và khiến nó tăng giá. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên cũng sẽ trở thành một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ.
Trái ngược lại đồng Nhân dân tệ lại đang giảm giá mạnh. Trên thị trường quyền chọn, nhà đầu tư đang đặt cược có khoảng 35% khả năng Nhân dân tệ sẽ phá đáy 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào cuối năm nay, tăng xác suất thêm 20% so với thời điểm cuối tháng 3. Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, căng thẳng với Mỹ sẽ càng dâng cao và tiền tệ của các thị trường mới nổi cũng sẽ bị kéo vào vòng xoáy giảm giá.
Trên thực tế, khi chiến tranh thương mại bùng phát trở lại từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi đã ghi nhận mức giảm giá mạnh. Đồng Nhân dân tệ từ đầu năm đến nay đã mất giá gần 3% so với đồng USD và hiện đang chạm gần mức thấp nhất kể từ năm 2018. Trong khi đó, vào tuần trước đồng won Hàn Quốc cũng chạm đáy thấp nhất trong hơn 2 năm trở lại đây và đồng rupiah của Indonesia thì lập đáy của năm 2019.
Như vậy, theo thống kê của Bloomberg, từ đầu năm đến hết ngày 24/5/2019, chỉ số giá trị đồng USD (DXY) đã tăng khoảng 1,9% so với các đồng tiền chủ chốt khác; trong khi đó, ngoại trừ một số đồng Rúp của Nga (RUB), Bath Thái (THB), Peso của Philippines (PHP)… tăng giá so với đồng USD; hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác đều giảm giá so với USD.
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng giai đoạn chiến tranh thương mại bùng phát trở lại (từ ngày 6/5 đến hết ngày 24/5/2019), chỉ số tiền tệ thị trường mới nổi (MSCI currency) giảm -1,1%, là mức biến động mạnh nhất kể từ tháng 8/2018 đến nay, với mức biến động trung bình khoảng 0,1% / ngày; trong đó, một số đồng tiền mất giá mạnh so với USD trong hơn 2 tuần qua là CNY (-2%), TWD (-1,87%), MYR (-1%), SGD (-0,87%), IDR (-0,7%).
Mặc dù đồng nội tệ suy yếu sẽ có lợi cho xuất khẩu, NHTW các nền kinh tế mới nổi đã phát đi tín hiệu về việc đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ, tránh tình trạng tháo chạy đột ngột của các dòng vốn. Hiện tại, NHTW các quốc gia thuộc nhóm nước này vẫn chưa thể quên được bài học vào năm 2005 khi cú sốc phá giá Nhân dân tệ hồi tháng 8/2015 đã khiến 2.000 tỷ USD vốn hóa bốc hơi khỏi 31 thị trường mới nổi trong tháng đó. Theo đó, 19 trong số 24 đồng nội tệ của các quốc gia đang phát triển được Bloomberg theo dõi đã giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là Ringgit của Malaysia, Peso của Colombia và Real của Brazil.
Theo Sebastien Galy, chiến lược gia tại quỹ đầu tư Nordea, hậu quả của chiến tranh thương mại sẽ là USD tăng giá mạnh và dự trữ ngoại hối của các nước mới nổi bị cạn kiệt, hối thúc nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Trong tuần vừa qua, NHTW Trung Quốc đã phải thiết lập tỷ giá tham chiếu ở mức mạnh hơn dự định 3 ngày liên tiếp - động thái giúp hạn chế đà giảm giá của Nhân dân tệ so với rổ ngoại tệ. Bên cạnh đó, NHTW Hàn Quốc đã tổ chức họp khẩn để thảo luận về những diễn biến mới trên thị trường tiền tệ, trong khi NHTW Indonesia - vốn đã phải can thiệp vào thị trường trong thời gian gần đây - cho biết sẽ phối hợp với hệ thống ngân hàng và các định chế khác để giữ cho đồng Rupiah ổn định.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù đồng nội tệ tại các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt nguy cơ lao dốc như vậy nhưng nguy cơ khủng hoảng cũng sẽ khó xảy ra. Hiện nay, các nước châu Á giữ nhiều ngoại tệ dự trữ hơn và kiểm soát tốt hơn mức thâm hụt ngân sách của họ.
Ngoài ra, theo đánh giá của ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, Trung Quốc sẽ thực hiện các giải pháp đẩy đồng Nhân dân tệ lên trở lại đi kèm với một kế hoạch kích thích kinh tế, để giảm bớt những tác động tại các thị trường khác. Hiện nay, các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ và kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc là một "tấm nệm" quan trọng mà nước này sở hữu để ứng phó với sự sụt giảm tỷ giá đồng nội tệ.