Các ngân hàng lên kế hoạch rời khỏi Anh do lo ngại Brexit
Các DN nước ngoài tại Anh làm ăn bất lợi vì Brexit | |
Hậu Brexit, giảm cơ hội với lao động nước ngoài | |
Kinh tế Anh hậu Brexit |
Ảnh minh họa |
Viết trên tờ The Observer, Anthony Browne - Giám đốc điều hành của nhóm vận động Hiệp hội Ngân hàng Anh cho biết, cuộc tranh luận công cộng và chính trị (về việc chia tay EU – PV) đã “đưa chúng ta theo hướng sai lầm” và các doanh nghiệp không thể chờ đợi cho đến phút cuối cùng.
“Hầu hết các ngân hàng quốc tế hiện nay đều thành lập các đội dự án đã thực hiện các hoạt động cần thiết cho việc di chuyển nhằm đảm bảo có thể tiếp tục phục vụ khách hàng khi sự kiện này xảy ra, và cách tốt nhất để làm điều đó”, Browne nói và thông tin thêm rằng: “Nhiều ngân hàng nhỏ có kế hoạch bắt đầu di dời trước Giáng sinh. Trong khi các ngân hàng lớn dự kiến sẽ bắt đầu vào quý đầu tiên của năm tiếp theo”.
Hầu hết các ngân hàng lớn nhất thế giới đều đặt “tổng hành dinh” tại Anh để điều hành hoạt động tại châu Âu, nơi mà ngành tài chính có hơn hai triệu người và chiếm gần 12% của nền kinh tế.
Bởi vậy nên các ngân hàng ở London đều phụ thuộc vào “hộ chiếu” châu Âu để phục vụ khách hàng trên toàn EU bao gồm 28 quốc gia thành viên từ một cơ sở và chính điều đó khiến các ngân hàng lo lắng rằng quyền này sẽ kết thúc sau Brexit.
Browne nói rằng, những người ủng hộ Brexit đã được cung cấp một cái nhìn sai lệch về việc các ngân hàng sẽ không cần “hộ chiếu” để thâm nhập thị trường EU và có thể dựa vào quy tắc “tương đương”, nghĩa là EU sẽ cho phép các ngân hàng tiếp cận thị trường của mình tương tự như các ngân hàng nội khối.
“Chế độ tương đương của EU là một cái bóng của chế độ “hộ chiếu”, nó chỉ bao quát một phạm vi hẹp của các dịch vụ và có thể bị thu hồi tại bất cứ thời điểm nào mà không cần thông báo, và Anh có thể sẽ phải chấp nhận quy tắc trên”, ông nói. “Đối với hầu hết các ngân hàng, chế độ tương đương cũng chỉ đồng nghĩa với việc sẽ không ngăn cản họ chuyển địa bàn hoạt động của mình”.
Các ngân hàng cũng cho biết họ đang lên cho kế hoạch cho việc chuyển một số hoạt động của mình sang EU nếu Anh không thương lượng được việc thâm nhập vào thị trường EU sau khi Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May đã nói rằng, bà sẽ khởi động các cuộc đàm phán chính thức để rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2017 sau khi cử tri Anh bình chọn chia tay EU hồi tháng 6 năm nay.
Bà cũng tuyên bố sẽ đấu tranh để giữ lại quyền truy cập vào các thị trường EU, nhưng một số nhà lãnh đạo EU đã khẳng định rằng, điều đó còn phụ thuộc vào việc Anh có chấp nhận sự di chuyển tự do của lao động từ EU - một vấn đề Anh đã tuyên bố sẽ cắt giảm.