Các nhà phân tích bất đồng về vai trò của rổ định giá nhân dân tệ mới
Cỗ máy tín dụng của Trung Quốc đang dần… hết xăng | |
Quy định mới của NHTW Trung Quốc không phải là kiểm soát vốn | |
Nhân dân tệ giảm gần 7% so với USD trong năm 2016 |
Ảnh minh họa |
Ý kiến của các nhà phân tích từ Barclays Plc Citigroup Inc. cho tới Societe Generale SA là rất khác nhau về việc liệu rổ tiền tệ mới có cho thấy ít biến động hơn so với phiên bản cũ của nó.
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trọng số của đồng bạc xanh đã giảm xuống chỉ còn 22,4% từ mức 26,4% trong rổ ngoại tệ do Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc (CFETS) thiết lập sau khi đơn vị này đã đưa vào 11 đồng tiền mới, trong đó bao gồm đồng won của Hàn Quốc, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng zloty của Ba Lan.
Động thái này diễn ra vào đúng thời điểm luồng vốn chảy mạnh ra khỏi Trung Quốc và dự trữ ngoại hối của nước này tiếp tục giảm, trong khi đồng USD - đồng tiền tham khảo chủ yếu của đồng nhân dân tệ theo quan điểm của các thị trường tài chính – tăng mạnh.
“Trung Quốc đã bị ám ảnh bởi dòng vốn chảy ra hồi đầu năm 2016 - và tiếp tục bị ám ảnh trong thời điểm cuối năm”, theo các nhà phân tích của CreditSights Inc. Trong khi đó, các nhà phân tích của Macquarie Group Ltd cho rằng dự trữ của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 3 nghìn tỷ USD khi mà số liệu tháng 12 được công bố vào ngày 7/1 tới, sẽ tiếp tục gây sức ép lên đồng nội tệ.
Tuy nhiên theo Goldman Sachs Group Inc., sự mở rộng rổ ngoại tệ có vẻ hiệu quả vì nó “dường như đã giảm bớt mối lo ngại của thị trường về rủi ro mất giá (của nhân dân tệ)”. Rổ mới “sẽ cho thấy mức độ giảm giá (của nhân dân tệ) ít hơn, chỉ giảm 2,4% trong năm 2016, so với mức giảm 3,7% trên thực tế, và nó cũng cho thấy ít biến động hơn”, các nhà phân tích của Goldman bao gồm MK Tang và Yu Song nói trong một nghiên cứu.
Nguồn: Goldman Sachs |
Các nhà phân tích tại Barclays cũng đồng ý cho rằng trong khi rổ mới là “không khác nhau đáng kể” so với phiên bản 2016, việc làm mờ nhạt vai trò của đồng USD - khi bổ sung thêm những đồng tiền mới - đã làm cho nhân dân tệ “ít biến động”.
“Chúng tôi ước tính rằng chỉ số sửa đổi hiện nay là cao hơn so với chỉ số CFETS hiện có khoảng 1% và cũng đã tương đối ổn định [trong nửa cuối năm 2016] – chỉ biến động trong một phạm vi tương đối hẹp 1,25 điểm”, các nhà phân tích dẫn đầu bởi Mitul Kotecha và Dennis Tan đã viết trong một lưu ý.
(Nguồn: Barclays) |
Thế nhưng không ít người lại có quan điểm khác. Siddharth Mathur tại Citigroup cho rằng, việc sửa đổi sẽ có “một tác động thị trường không đáng kể” khi hiệu suất tổng thể của chỉ số 2017 là “gần giống” với phiên bản cũ và “hiệu quả của sự thay đổi là nhỏ hơn những gì nó muốn chứng tỏ”.
Thay vào đó, trên thực thực tế đồng won tương đối dễ biến động của Hàn Quốc hiện chiếm tỷ trọng 10,77% - gần bằng một nửa tỷ trọng của đồng bạc xanh - sẽ làm cho đồng nhân dân tệ theo rổ mới “biến động nhiều hơn”, ông lập luận.
Nguồn: Citigroup |
Nhà phân tích Jason Daw tại Societe Generale cũng đồng ý rằng, tác động của rổ mới là “nhỏ nhặt”; đồng thời khẳng định bản cập nhật sẽ không thay đổi dự báo của ông là đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá xuống mức 7,3 nhân dân tệ/USD vào cuối năm 2017.
Nguồn: Société Général SA |
“Nếu chính quyền muốn giữ rổ ổn định, việc đồng đôla Mỹ mạnh lên về mặt cơ học đòi hỏi sự yếu đi tương đối (của NDT) trong giỏ mới, nhưng sự khác biệt là rất nhỏ”, Daw đã viết trong một lưu ý cho các khách hàng của mình. “Mô hình biến động của các chỉ số cũ và mới là tương tự theo thời gian”, ông nói thêm.