Các quan chức hàng đầu của Fed tranh luận về việc tăng tốc thắt chặt
Giá tiêu dùng của Mỹ chỉ phục hồi khiêm tốn trong tháng 4 | |
Quan chức Fed thừa nhận áp lực giá tăng, nhưng không cần thay lộ trình lãi suất | |
Fed giữ nguyên lãi suất, song lạc quan về triển vọng lạm phát |
Các dữ liệu kinh tế gần đây đang chó thấy một bức tranh kinh tế nhiều màu sắc, trong khi các quan chức hàng đầu của Fed cũng đang tranh luận về việc liệu nền kinh tế có chịu đựng được tốc độ thắt chặt tiền tệ nhanh hơn không để tạo dư địa cho phép Fed tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa và có thể thu hẹp các công cụ gây tranh cãi như mua trái phiếu.
Trong khi đó, việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát của Chính phủ Mỹ càng khiến cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tranh luận mạnh hơn về việc có nên khôi phục lại các công cụ chính sách cơ bản của Fed để có thể tạo thêm dư địa chống lại các cú sốc trong tương lai.
Chủ tịch Fed San Francisco, ông John Williams, đã đưa ra một chủ đề tranh luận quan trong trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, khi nhấn mạnh quan điểm của mình rằng, Fed chỉ tăng thêm lãi suất một chút hướng tới mức lãi suất trung tính, mức lãi suất không kích thích hoặc làm chậm tiến độ của nền kinh tế.
Mức lãi suất trung tính này, chỉ só thể được ước tính mà không thể quan sát, được xem như là một loại giới hạn tốc độ tăng lãi suất và là trung tâm của cuộc tranh luận chính sách hiện nay.
“Điều quan trọng là phải phân biệt giữa các điều kiện kinh tế mạnh mẽ hiện tại và các động lực chủ chốt trong dài hạn để làm cơ sở cho lãi suất”, ông nói tại Câu lạc bộ kinh tế Minnesota.
Mặc dù có những yếu tố tích cực đối với nền kinh tế như việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ, “những động lực dài hạn vẫn chỉ đến một “mức bình thường mới” với (lãi suất trung tính) thấp và lãi suất thấp tương ứng”.
Williams, người mà nghiên cứu của ông đã thuyết phục hầu hết các đồng nghiệp của mình rằng lãi suất trung tính hiện thấp hơn nhiều so với trước đây, ngày càng trở nên có ảnh hưởng hơn khi ông sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Fed New York vào tháng tới, một vị trí sẽ khiến ông là thành viên bỏ phiếu thường trực trong ủy ban thiết lập chính sách của Fed.
Tuy nhiên, quan điểm trên của ông trái ngược với sự lạc quan gần đây của không ít nhà kinh tế và cả các nhà ngân hàng trung ương. Trong số đó có Phó chủ tịch phụ trách giám sát tài chính của Fed, Randal Quarles. Ông này cho biết là ông tin rằng có một “khả năng thực sự” là nền kinh tế có thể chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng cao hơn.
Quan điểm của Quarles cho thấy Fed có thêm một chút dư địa để tăng lãi suất mà không phanh lại đà tăng trưởng kinh tế, và điều này sẽ giúp cho Fed có thể cắt giảm lãi suất mạnh hơn để hỗ trợ cho nền kinh tế hơn trong lần suy thoái tiếp theo, thậm chí có thể tránh được các biện pháp phi chính thống như mua trái phiếu.
Trong khi Richard Clarida, người được đề cử vào Hội đồng Thống đốc của Fed, trong phiên điều trần xác nhận hôm thứ Ba, cũng đã bày tỏ sự không đồng tình với các biện pháp không chính thống như vậy, nó được bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính với mục tiêu ban đầu là để ổn định ngân hàng và sau đó được mở rộng để giúp giảm thất nghiệp cao và tăng lạm phát quá thấp.
Mặc dù chương trình ban đầu của Fed vốn được gọi là nới lỏng định lượng đã phát huy hiệu quả khá tốt, song Clarida cho biết ông không chắc chắn ông sẽ bỏ phiếu cho việc sử dụng tiếp công cụ này. Ông cũng trả lời câu hỏi của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Toomey là ông “rất đồng tình với quan điểm của ông (Thượng nghị sĩ Pat Toomey) rằng mọi cuộc thảo luận và suy nghĩ về QE sẽ phải được xem xét nghiêm túc cả về chi phí cũng như lợi ích”.
Trong khi đó, Williams trong bài phát biểu của mình hôm thứ Ba đã gọi là chương trình mua trái phiếu là một phần quan trọng của các công cụ nới lỏng chính sách mà Fed co thể sẽ phải tái sử dụng để chống lại những cuộc suy thoái trong tương lai.
William trước đây cũng đã từng nói rằng, chỉ riêng việc cắt giảm lãi suất, từ điểm khởi đầu tương đối thấp và chỉ có thể giảm đến mức 0%, sẽ không cung cấp đủ hỏa lực để kích thích nền kinh tế.
Williams cũng nói rằng đây là thời điểm cần phải suy nghĩ lại về mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Một khung chính sách mới, ông cho biết, có thể cho NHTW nhiều dư địa để cơ động hơn ngay cả khi với một mức lãi suất trung thấp bằng cách cho phép nó trì hoãn tăng lãi suất sau một cuộc suy thoái ngay cả khi lạm phát đẩy lên, thậm chí vượt quá mục tiêu dài hạn.
Nhiều nhà nhà hoạch định chính sách khác của Fed, trong đó có Thống đốc Fed Lael Brainard và Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cũng ủng hộ việc tranh luận về khuôn khỏ này. Ngược lại, cũng có khá nhiều ý kiến phản đối, cho rằng không cần thiết phải suy nghĩ lại về khuôn khổ chính sách nếu lạm phát tăng trở lại mục tiêu 2% của Fed, vì nó đã diễn ra trong thời gian gần đây.
Clarida đã không nhấn mạnh vào cuộc tranh luận này hôm thứ Ba, hoặc đưa ra quan điểm của ông về lãi suất trung tính trung lập. Nhưng nếu ông và một ứng cử viên khác là Michelle Bowman được phê chuẩn, đó (lãi suất trung tính) sẽ là một chủ đề sẽ nóng lên trong những tháng tới.