Chủ động với cách mạng công nghiệp 4.0
Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng bán lẻ trên con tàu cách mạng 4.0 | |
Cải cách để bứt phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 |
Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung vào những nội dung chính có thể ứng dụng vào việc phát triển công nghiệp Việt Nam như: Kinh tế số hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam; Cơ hội và thách thức cho các DN sản xuất và DN thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; Kinh nghiệm triển khai các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...
DN cần chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 |
Thông qua hội thảo, các DN ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có cơ hội cập nhật và hiểu đúng về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Hiểu rõ hơn ảnh hưởng của 4.0 tới nền kinh tế, đến các lĩnh vực kinh doanh và từng DN. Từ đó, có sự chuẩn bị tốt hơn cho chiến lược phát triển DN, tận dụng được những ưu việt của 4.0 trong quản trị, điều hành, sản xuất…
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp DN nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất, vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.
Với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ, các robot tự động làm việc thông minh có thể thay thế hoàn toàn con người, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm…
Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu tác động rất mạnh mẽ bởi cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, dự đoán các lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam được cho là có nguy cơ bị máy móc đào thải với tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.
Ước tính của các cơ quan chức năng, dự đoán sẽ có khoảng 74% số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, dễ bị thay thế do tự động hóa. Con số này cao hơn so với các nước trong khu vực như, Phillipines (54%), Thái Lan (58%) hay Indonesia (67%)...
Trên thực tế, lao động trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ rất lớn bị mất việc làm do tác động của cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, lao động sản xuất theo dây chuyền lắp ráp, gia công sẽ bị ảnh hưởng trước tiên vì khả năng dễ dàng trong việc sử dụng robot trong hầu hết tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất tại các DN.
Ông Đỗ Cao Bảo, Phó chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm nhiều ngành nghề mất đi, nhưng cũng đồng thời sinh ra nhiều nghề mới. Công nghệ sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hệ thống sản xuất, hệ thống quản lý và quản trị.
Ông Bảo lấy dẫn chứng, những loại hình như Uber, Grab, kinh doanh online, đều được sinh ra từ cuộc cách mạng 4.0. và đang tạo ra sự cạnh tranh với các loại hình vận tải hành khách truyền thống khác. Nếu taxi truyền thống không thay đổi thì họ rất khó để phát triển, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Bởi vậy, muốn tồn tại các hãng phải tự xây dựng cho mình những phần mềm thông minh để ứng dụng vào hệ thống. Có như vậy, mới mong cạnh tranh được với những DN ngoại sử dụng công nghệ cao như Uber, Grab... Điều đó đồng nghĩa các DN điện tử có thể viết ra những phần mềm thông minh để bán ra nước ngoài hoặc ứng dụng cho chính các DN trong nước.
Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu len lỏi vào trong từng cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của từng DN. Bởi vậy, đây là cơ hội cũng là thử thách các DN trong nước nếu không tự chuyển mình, không có sự chủ động trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” có thể diễn ra đối với bất cứ DN nào.