Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Cú huých phát triển DN | |
Lá cờ đầu hỗ trợ DNNVV |
Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội thông qua (sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) được kỳ vọng mang đến cơ hội phát triển DNNVV, thậm chí DN siêu nhỏ cũng được quan tâm đúng mức.
Luật Hỗ trợ DNNVV, sẽ tạo động lực cho sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam |
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Phòng Pháp chế (thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh), Luật Hỗ trợ DNNVV có quy định (tại Điều 4) tiêu chí để xác định DNNVV bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; và đáp ứng một trong hai tiêu chí là có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Luật cũng được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của các DN. Tại Điều 5, luật quy định về nguyên tắc hỗ trợ DNNVV là phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Việc hỗ trợ phải bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
Đặc biệt, quy định được cộng đồng DN cho rằng mang đến nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh (tại khoản 4, Điều 5) là việc hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ, được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
Hay tại Khoản 5, Điều 5 quy định, trường hợp DNNVV đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thì DN được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Luật cũng đề cao tính bình đẳng giới khi quy định, trường hợp nhiều DNNVV cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ, thì ưu tiên lựa chọn DN do phụ nữ làm chủ, DN sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
Theo luật sư Huỳnh Thế Tân, có nhiều nội dung hỗ trợ DNNVV được luật quy định rất sát với hoạt động của DN theo cơ chế thị trường như vấn đề hỗ trợ tiếp cận tín dụng.
Theo đó, trong từng thời kỳ Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ TCTD tăng dư nợ cho vay đối với DNNVV. Khuyến khích TCTD cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN và biện pháp phù hợp khác. DNNVV được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV (là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do UBND cấp tỉnh thành lập).
Việc bảo lãnh tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của DNNVV. Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết, không được từ chối bảo lãnh đối với DNNVV đủ điều kiện được bảo lãnh….
Ngoài ra, luật cũng quy định DNNVV được hỗ trợ về thuế, kế toán, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, hỗ trợ mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý hay hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, giúp DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị…
Ông Trần Thanh Tâm, chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc Gia Tâm (1247 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, có rất nhiều nội dung hỗ trợ DNNVV được luật quy định khiến những hộ sản xuất nhỏ như của ông thấy được triển vọng phát triển thành DN sản xuất.
Đơn cử, những cơ sở sản xuất như Gia Tâm sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập DN, miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu, miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu.
Đây là những quyền lợi thiết thực, cụ thể mà từ trước vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo Phòng Pháp chế - VCCI, số lượng DN đang hoạt động và làm ăn có lãi chiếm 49,4% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Ước tính có trên 301.300 DN sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các quy định trong Luật Hỗ trợ DNNVV, và từ đó cũng sẽ tạo động lực cho sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam.
Có nhiều nội dung hỗ trợ DNNVV được luật quy định rất sát với hoạt động của DN theo cơ chế thị trường như vấn đề hỗ trợ tiếp cận tín dụng. Theo đó, trong từng thời kỳ Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ TCTD tăng dư nợ cho vay đối với DNNVV. Khuyến khích TCTD cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN và biện pháp phù hợp khác. DNNVV được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV (là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do UBND cấp tỉnh thành lập). |