Cơ hội lớn mở ra cho ngành dệt may
“Ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời cam kết tuân thủ về mối quan hệ hợp tác gắn kết sự phát triển bền vững trong việc thực hiện chương trình xanh hóa ngành dệt may và tiết kiệm nguồn nước. Ngành sẽ tiếp tục xây dựng giải pháp về công nghệ và quản trị, xây dựng tầm nhìn trong chiến lược phát triển xu hướng hội nhập, phát triển trên cơ sở đánh giá nội lực của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chuỗi cung ứng được ngành dệt may xây dựng nhằm tạo ra sự phát triển liên kết toàn cầu, trong đó Trung Quốc là chuỗi hợp tác toàn diện của Việt Nam với cộng đồng các DN”, ông Giang chia sẻ.
Năm 2018, tổng giá trị thị trường vải vào khoảng 645 tỷ USD |
Nhận định về nguồn cung cho ngành dệt may Việt Nam, ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Vitas, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết năm 2018, tổng giá trị thị trường vải vào khoảng 645 tỷ USD, dự báo đến năm 2020, tổng giá trị thị trường dệt (cả sợi và vải) sẽ đạt 842,6 tỷ USD.
Hiện nay Việt Nam đang mua 45% vải nguyên liệu từ Trung Quốc, chủ yếu theo sự chỉ định nguồn nguyên liệu từ nhà nhập khẩu. Quan hệ giữa các DN Việt Nam và Trung Quốc hiện mới chỉ dừng lại ở quan hệ khách hàng – nhà sản xuất, thông qua hợp đồng mà không phải là quan hệ mắt xích trong một chuỗi cung ứng.
Vì vậy, các nhà sản xuất vải Trung Quốc và DN may của Việt Nam cần tiến tới các thỏa thuận cùng phát triển sản phẩm trọn gói với nhà nhập khẩu, nhằm hướng tới hình thành chuỗi cung ứng thực chất, hình thành lợi ích chiến lược giữa nhà sản xuất nguyên liệu và DN may; tránh việc bán phá giá, ép giá ở từng khâu của chuỗi cung ứng, đem lại lợi ích hài hòa lâu dài cho các thành viên trong chuỗi.
Thực tế trong những năm gần đây, một số lượng lớn DN tiêu biểu của Trung Quốc như Shenzhou, Youngor, Huafu, Lutai, Xurong và Jifa đã đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam có vị trí quan trọng và là tâm điểm quan tâm hiện nay của dệt may tại khu vực.
Ông Chen Dapeng – Phó Chủ tịch Hội đồng Dệt May Trung Quốc kỳ vọng: “Trung Quốc là nước sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm đạt 54,6 triệu tấn, chiếm hơn 2/3 sản phẩm toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu đạt 276,731 triệu USD; trong năm 2018, xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang Việt Nam đạt 4,731 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, các mặt hàng chủ lực là quần áo các loại. Với định hướng cho xu thế chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, 2 nước sẽ phát huy những thế mạnh của mình, tiếp tục mở rộng hợp tác, nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh, cùng nhau phát triển bền vững và hội nhập nền kinh tế thế giới”.
Các nhà máy dệt may ở Trung Quốc đang nỗ lực tập trung vào số hoá và gia tăng giá trị sản phẩm, lấy tiêu dùng để định hướng sản xuất, coi giá trị sáng tạo là hạt nhân, tạo ra chuyển biến mới về bán lẻ số để chế tạo trở thành trung tâm giá trị và các khâu chế tạo phải trở thành chuỗi giá trị. Thậm chí, để hỗ trợ các DN bắt kịp xu hướng xanh hoá, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra gói tín dụng xanh để khuyến khích các doanh nghiệp dệt may. Đồng thời, Tổng hội Dệt may Trung Quốc cũng thành lập liên minh về chuỗi giá trị xanh.
Tuy nhiên, dù thu hút nguồn lực FDI là điều cần thiết nhưng Việt Nam cần tính toán để tận dụng lợi thế trong hấp thụ nguồn đầu tư, tránh tình trạng chỉ hợp tác đơn thuần giữa bên bán và mua mà không có sự chia sẻ, chuyển giao công nghệ sản xuất. Cần chọn lọc những DN đầu tư với công nghệ cao, vào những phân khúc mà chuỗi cung ứng Việt Nam đang thiếu. Theo các chuyên gia, hiện nay, trong chuỗi cung ứng dệt may, Việt Nam còn thiếu khâu sợi, dệt nhuộm và vải nguyên liệu...
Cũng nhằm hướng tới chuỗi cung ứng, với tư cách là thành phố trung tâm kinh tế của cả nước, lãnh đạo Sở Công thương TP. HCM cho biết, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư và hoàn thiện trung tâm thiết kế thời trang; tăng khả năng kết nối với những DN ở tỉnh thành khác trong sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để hỗ trợ DN dệt may tại TP.HCM hoàn thiện chuỗi cung ứng, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu năm 2019; xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu đầu tư và phát triển của DN.
“Ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời cam kết tuân thủ về mối quan hệ hợp tác gắn kết sự phát triển bền vững trong việc thực hiện chương trình xanh hóa ngành dệt may và tiết kiệm nguồn nước. Ngành sẽ tiếp tục xây dựng giải pháp về công nghệ và quản trị, xây dựng tầm nhìn trong chiến lược phát triển xu hướng hội nhập, phát triển trên cơ sở đánh giá nội lực của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. |