Cố vấn của PBoC: Không cần bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát vốn
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm còn 3,011 nghìn tỷ USD | |
Goldman Sachs khuyên mua vào các đồng tiền BRICS, ngoại trừ “C” | |
Các nhà phân tích bất đồng về vai trò của rổ định giá nhân dân tệ mới |
Việc nhân dân tệ rớt giá mạnh so với USD đã thúc đẩy dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc |
“Mọi thứ hiện đều khá ổn định”, Fan nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Bloomberg tại Thượng Hải. Trong khi thị trường đã bắt đầu phản ứng, các nhà hoạch định chính sách sẽ không đưa thêm bất cứ can thiệp nào, ông nói.
Dòng chảy vốn đi kèm với việc đồng nhân dân tệ có mức giảm giá hàng năm mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ. Điều đó đã khiến các nhà hoạch định chính sách nước này phải tăng cường các biện pháp để ngăn dòng chảy vốn ngay khi bước vào năm mới, bao gồm việc đưa ra thêm các yêu cầu bổ sung đối với công dân khi chuyển đổi nhân dân tệ sang ngoại tệ sau khi hạn mức đổi ngoại tệ hàng năm đối với người dân là 50.000 USD được tái thiết lập từ ngày 1/1/2017.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp trong tháng 12, rơi xuống cón 3,011 nghìn tỷ USD – thấp nhất trong 5 năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng, nỗ lực của PBoC nhằm ổn định đồng nhân dân tệ là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm của Dự trữ ngoại hối trong năm ngoái.
Tuy nhiên, Fan cho rằng, sự suy giảm trong dự trữ ngoại hối là “tin tốt” về lâu dài, vì việc nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn của Chính phủ là không hiệu quả. Phần lớn nhân dân tệ đó là được chuyển đổi thành đôla đã không rời khỏi đất nước, mà chỉ chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân. Việc các ngân hàng có thể sử dụng các quỹ này để đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao hơn sẽ cải thiện hiệu quả, ông nói.
Cũng theo Fan, việc đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng có nghĩa là Trung Quốc cần ít dự trữ ngoại tệ hơn. Ông cho biết, PBoC đã không can thiệp nhiều vào dự trữ ngoại tệ của mình và muốn kho dự trữ này giảm dần một cách nhẹ nhàng.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có nên bỏ mục tiêu tăng trưởng để tập trung hơn vào cải cách, Fan nói rằng, nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách sẽ hướng đến một phạm vi hơn là một số cụ thể. Ông cho biết một mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7% có lẽ là những gì các nhà hoạch định chính sách sẽ hướng tới, và theo ông đó là "khả thi" đối với Trung Quốc khi nó đang đẩy mạnh cải cách.