Công nghệ thay đổi diện mạo tài chính-ngân hàng
Blockchain có thể thay thế ngân hàng và luật sư trong tương lai | |
Blockchain – xu hướng công nghệ mới? |
TS-LS. Bùi Quang Tín |
Ông có thể nêu một ví dụ để làm rõ thêm điều này?
Đơn cử như việc một người có một tài khoản NH tại Việt Nam và muốn chuyển tiền sang nước ngoài, hiện nay hoạt động này trung bình mất khoảng một ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng công nghệ Blockchain thì thông tin sẽ được lưu trữ theo phương thức sổ cái phân tán trên nền tảng các máy tính ngang hàng (P2P).
Khi những thông tin chuyển cho một người ở nước ngoài, thì tất cả những thông tin đó sẽ được mã hoá trong một chuỗi khối thông tin, phía bên kia cũng vậy. Và khi chúng ta nhấn lệnh chuyển tiền thông qua tài khoản NH thì ngay lập tức phía bên kia sẽ nhận được tiền chỉ trong vài giây, giống như chuyển tiền trong cùng một hệ thống NH.
Vậy khả năng bảo mật của Blockchain như thế nào khi phân tán trên nền tảng P2P?
Do ưu điểm của sổ cái này là không nằm ở nơi nào cố định, mà nằm tại các máy chủ khác nhau tại nhiều hệ thống trên toàn thế giới nên độ bảo mật rất cao, hạn chế tối đa sự tấn công của hacker. Bởi hacker có thể tấn công vào một máy chủ, chứ khó có thể tấn công cùng một lúc vào hệ thống công nghệ thông tin tại tất cả các máy chủ trên toàn cầu.
Khi thực hiện giao dịch, khách hàng nhập thông tin và chuyển tiền thì bắt buộc thông tin phải qua một quá trình kết nối các dữ liệu chuỗi khối với nhau. Không những độ bảo mật cao, mà thời gian giao dịch chỉ tính bằng giây vì các máy tính đã được cài đặt tín hiệu để kết nối sẵn với nhau.
Hiện vẫn có những cách hiểu sai về Blockchain,“đồng hoá” Blockchain với Bitcoin? Ông có thể giải thích về sự khác biệt này?
Tiền ảo dựa trên nền tảng công nghệ là Blockchain. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Blockchain là Bitcoin, hay Blockchain chỉ để tạo ra Bitcoin. Blockchain là một nền tảng công nghệ, thực hiện theo phương thức sổ cái và trong từng ứng dụng khác nhau sẽ đưa ra những thuật toán khác nhau. Thuật toán đó được thực hiện trên công nghệ chuỗi khối và rải rác khắp nơi trên thế giới.
Blockchain khi ứng dụng vào trong lĩnh vực tài chính-NH cũng hoàn toàn khác so với các lĩnh vực khác vì bản thân mỗi lĩnh vực đã có những thuật toán riêng.
Vậy theo ông, trong thời gian tới Blockchain sẽ được ứng dụng và phát triển như thế nào?
Theo khảo sát của hãng công nghệ IBM thì trong 4 năm tới kể từ ngày 1/1/2018, 66% NH trên thế giới sẽ triển khai công nghệ Blockchain ở quy mô thương mại. Hiện tại, phần lớn các NH vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. HSBC và State Street đã thử nghiệm thành công Blockchain trong các giao dịch trái phiếu. UBS và Santander thử nghiệm công nghệ này cho các giao dịch thanh toán quốc tế.
Ở Việt Nam, Blockchain có thể ứng dụng vào rất nhiều hoạt động khác nhau trong lĩnh vực tài chính-NH như: thanh toán và chuyển tiền; tài trợ thương mại, bao thanh toán; tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành; giao dịch ngoại hối, chứng khoán, bảo hiểm... Hoặc có thể là cả các dịch vụ hỗ trợ khác như nhận diện khách hàng, phòng chống rửa tiền hay các dịch vụ hỗ trợ khác, chống tài trợ khủng bố.
Ví dụ như hoạt động gửi tiền, một phụ huynh có con du học tại nước ngoài thay vì chỉ có thể chuyển tiền thông qua hệ thống NH, thì khi ứng dụng Blockchain người này chỉ cần vào phần mềm và gửi trực tiếp vào tài khoản của con. Hay như trong hoạt động sử dụng thẻ thanh toán, tại Việt Nam QR Code mới chỉ được giao dịch với mua hàng trong nước. Nhưng nếu muốn mua hàng tại nước ngoài, kể cả có QR Code thì khách hàng làm sao chuyển được tiền mà bên kia nhận được ngay? Có thể dùng thẻ tín dụng, nhưng thời gian khớp lệnh giao dịch sẽ không thể nhanh như khi chúng ta ứng dụng Blockchain.
Mặt khác, cũng phải nói thêm rằng việc đầu tư công nghệ Blockchain không phải chỉ nằm ở bản thân các NHTM, mà đó phải là sự đầu tư với dự án lớn từ phía Chính phủ, cũng như NHNN.
Xin cảm ơn ông!