Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cần đánh giá những hàng hóa bị tác động
Ngăn chặn cuộc chiến thương mại: Trump hối thúc Trung Quốc đưa ra thỏa thuận tốt hơn | |
Đôla Úc cũng là nạn nhân của cuộc chiến thương mại | |
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động thế nào? |
Ông Nguyễn Hoàng Minh |
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đang có công trình nghiên cứu đánh giá Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động đến xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Ở góc độ ngân hàng, ông đánh giá thế nào?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra có tác động chung đến kinh tế và thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cũng còn tùy mức độ quan hệ thương mại, quy mô và khối lượng hàng hóa giao dịch, hàng hóa bị áp thuế có mức độ tác động khác nhau. Từ đó mới có thể đánh giá tác động đối với kinh tế đất nước cũng như của thành phố. Nhưng TP.HCM là đầu tàu kinh tế của đất nước nên cần phải xem xét cụ thể đối với từng loại hàng hóa, nhóm hàng hóa nào của DN có thể bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Ở góc độ vĩ mô và liên quan đến tỷ giá giữa VND/USD, đến thanh toán xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trên địa bàn nói riêng, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra làm gia tăng áp lực lên tỷ giá giữa VND với các đồng tiền mạnh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi đồng nhân dân tệ và các đồng tiền khác trong khu vực mất giá nhanh hơn so với đồng USD sẽ làm gia tăng áp lực lên tỷ giá theo cùng xu hướng.
Tuy nhiên, nhìn chung mức giảm của đồng Việt Nam là tương đối nhỏ so với nhiều đồng tiền trong khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện nay vẫn ổn định, các ngân hàng vẫn đáp ứng đầy đủ ngoại tệ của cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng.
Vậy theo ông, việc những đồng tiền trong khu vực mất giá mạnh so với USD sẽ tác động đến xuất khẩu của chúng ta như thế nào?
Khi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, đồng nhân dân tệ mất giá là xu hướng tất yếu (từ đầu năm đến nay đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 7% so với USD) nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Trung Quốc. Điều này, sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng đối với những hàng hóa cùng nhóm (với những hàng hóa mà Trung Quốc và Mỹ chịu tác động ảnh hưởng đến việc tăng thuế) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của thành phố ra thị trường các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Liên quan đến những vấn đề nay đòi hỏi tỷ giá diễn biến phải theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hướng về xuất khẩu.
Chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu |
Ông có giải pháp gì cho tỷ giá không?
Tỷ giá là yếu tố vĩ mô và thuộc tầm quản lý điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc đảm bảo cho tỷ giá diễn biến phù hợp trong bối cảnh xảy xa Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ý nghĩa quan trọng.
Theo đó, cần phân tích đánh giá đúng thực trạng, quy mô và mức độ tác động đến nền kinh tế nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Thậm chí, phải đánh giá tác động đến từng lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, từ đó mới có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Trong khi đó tỷ giá là yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến toàn bộ nền kinh tế và giữ vai trò đặc biệt quan trọng do nó liên quan đến lãi suất, lạm phát và đầu tư… việc điều hành và sử dụng công cụ tỷ giá ở tầm vĩ mô đòi hỏi rất linh hoạt.
Ở góc độ địa phương chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình tỷ giá và những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu, từ đó sẽ có đề xuất kiến nghị. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay tỷ giá và thị trường ngoại hối vẫn đang ổn định, cung cầu ngoại tệ vẫn đang được đảm bảo. Chính sách quản lý ngoại hối vẫn đang được Ngân hàng Trung ương điều hành theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.