Hỗ trợ đầu tư vào tam nông
Đăk Lăk đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách cho vay tái canh cà phê | |
Vốn ngân hàng tạo dựng nông nghiệp bền vững | |
Agribank hỗ trợ xây dựng nông thôn mới |
Ưu tiên vốn cho tam nông
Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng từ Agribank Ninh Thuận luôn được đầu tư cho các thế mạnh ở địa phương. Trong đó, tập trung chủ yếu ở mặt trận nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông). Tính đến 30/6/2016, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo NĐ 55/2015/NĐ - CP của Chính phủ đạt 1.718 tỷ đồng với hơn 27.000 khách hàng; Cho vay xây dựng nông thôn mới đối với 47 xã với dư nợ 1.655 tỷ đồng/25.759 khách hàng, tăng 112 tỷ đồng so với cuối năm 2015…
Có thể nói, với cách làm linh động, sáng tạo, nhất là bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương, ưu tiên dòng vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cán bộ, nhân viên Agribank Ninh Thuận đã đưa nguồn vốn lớn đến với tam nông. Qua đó, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyể̉n đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Ninh Thuận.
Agirbank Ninh Thuận nỗ lực trong việc thực hiện Nghị định 67 |
Ông Đặng Ngọc Ba - Giám đốc Agribank Ninh Thuận khẳng định, chi nhánh luôn tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đồng hành cùng nông dân địa phương phát triển kinh tế gia đình. Thực tế, từ nguồn vốn tín dụng của Agribank, nhiều nông dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn đã vươn lên cải thiện cuộc sống…
Trước đây, cuộc sống gia đình ông Nguyễn Văn Thu, ở xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó, nhờ món vay 50 triệu đồng từ Agribank Thuận Bắc và thêm nguồn tích lũy từ gia đình, ông Thu đã quyết định mua máy cày phục vụ cho sản xuất của gia đình và bà con trong vùng, giải quyết việc làm cho 8 lao động ở địa phương.
Ông Thu cho biết, không chỉ gia đình mình, mà hầu hết người dân ở địa phương khi nghe nhắc đến chính sách vay vốn theo NĐ 55 đều rất phấn khởi, quyết tâm vay vốn đầu tư để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Tương tự, hộ gia đình ông Nguyễn Tuấn, ở thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, cũng được NH cho vay 500 triệu đồng để mở rộng cơ sở sản xuất chế biến nước mắm với lãi suất chỉ ở mức 7%/năm, đã tạo điều kiện thuận lợi để gia đình ổn định sản xuất, phát triển kinh tế. Ông Tuấn tâm sự, nếu không có sự hỗ trợ từ NH, gia đình khó có thể xoay xở được số tiền lớn như vậy để đầu tư phát triển nghề chế biến nước mắm truyền thống.
Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, Chi nhánh tập trung cho vay thông qua tổ vay vốn của các Hội Nông dân, Phụ nữ… Năm 2015 Ninh Thuận phải gánh chịu đợt hán hạn kỷ lục, gây nhiều thiệt hại cho địa phương. Trước những khó khăn đó, Agribank Ninh Thuận đã chia sẻ khó khăn với nhiều khách hàng ở các vùng bị ảnh hưởng của hạn hán. Thông qua việc rà soát danh sách khách hàng vay vốn ở các địa phương bị thiệt hại, Chi nhánh đã cơ cấu lại các khoản nợ, giảm, miễn lãi suất cho hàng trăm hộ vay với số tiền 15 tỷ đồng.
Ninh Thuận có 71 tàu cá được đóng mới, cải hoán theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 67) về một số chính sách phát triển thủy sản. Trong đó có 66 tàu khai thác và 5 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá... Đến nay, toàn tỉnh có 30 ngư dân được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn theo NĐ 67. 14 ngư dân đã ký hợp đồng tín dụng với số tiền cam kết cho vay là 121,72 tỷ đồng, trong đó 8 tàu đã đi vào khai thác hiệu quả...
Ông Lê Văn Cương, Giám đốc NHNN chi nhánh Ninh Thuận cho biết, ngay sau thời điểm NĐ 67 có hiệu lực, Chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương, tham gia rà soát, xét duyệt lựa chọn các chủ tàu ngay từ cơ sở. Không những vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, Agribank Ninh Thuận còn đưa ngư dân đi tham quan các cơ sở đóng tàu tại Khánh Hòa, để bà con khảo sát, học tập kinh nghiệm tiết kiệm chi phí đóng tàu.
“Cầu nối” để DN đầu tư vào tam nông
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, thời gian gần đây một trong những “điểm nhấn” quan trọng của Agribank Ninh Thuận là thực hiện tốt vai trò “cầu nối” để các DN trên địa bàn đầu tư vào tam nông. Ninh Thuận xác định phải đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi khép kín.
Trong đó, các DN đóng vai trò chủ đạo khi gắn nông dân với thị trường, xây dựng các vùng chuyên canh... Tích cực hỗ trợ DN đầu tư vào tam nông, Agribank Ninh Thuận luôn cam kết cho vay theo mô hình chuỗi liên kết cả DN, nông dân, NH đều hưởng lợi.
Agribank Ninh Thuận đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Công ty TNHH Thông Thuận triển khai dự án đầu tư phát triển ngành chăn nuôi bò công nghệ cao. Theo đó, Agribank bảo đảm cho vay theo chuỗi liên kết, công ty chuyển giao con giống, công nghệ, tiêu thụ và người chăn nuôi trực tiếp sản xuất, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
Theo ông Trần Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đối với Ninh Thuận đây cũng là một trong những ngành chăn nuôi công nghệ cao mà địa phương sẽ hướng đến trong thời gian tới. Trước mắt, tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với Agribank, lựa chọn những hộ nông dân có tâm huyết, đủ điều kiện để triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi công nghệ cao.
Trước đó, Agribank Ninh Thuận cũng đã giải ngân cho Công ty TNHH Thông Thuận 271 tỷ đồng để xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến tôm, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động tại địa phương. Đây là một trong những nhà máy chế biến tôm xuất khẩu lớn nhất nhì ở duyên hải nam Trung bộ.
Đặc biệt, tại Ninh Thuận, Agribank là một trong hai NHTM trên địa bàn tham gia cho vay thí điểm theo chuỗi, với dự án liên kết sản xuất giống cây trồng của CTCP Giống cây trồng Nha Hố, có quy mô 1.050 ha (lúa giống 700 ha, ngô giống 350 ha), tổng vốn đầu tư 49,192 tỷ đồng. Trong đó, Agribank Ninh Thuận cam kết cho vay 18 tỷ đồng vốn lưu động, thời gian cho vay 12 tháng với lãi suất ưu đãi…
TS. Vũ Xuân Long - Uỷ viên HĐQT, Tổng giám đốc công ty cho biết, việc DN được vay vốn với lãi suất ưu đãi 6,5%/năm từ Agribank Ninh Thuận đã tạo nhiều thuận lợi. Từ đó, giúp DN tiết giảm chi phí, giảm giá thành, chủ động nguồn vốn để mở rộng liên kết sản xuất.
Tiếp tục xác định là NH trụ cột, chủ lực trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Ninh Thuận, ông Đặng Ngọc Ba khẳng định, để đạt được mục tiêu đề ra, Chi nhánh sẽ vẫn tập trung ưu tiên đầu tư cho tam nông, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, DNNVV đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực là thế mạnh của địa phương như nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đáp ứng nhu cầu nâng cao quá trình cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, hỗ trợ tối đa cho các DN đầu tư vào lĩnh vực tam nông.
Ninh Thuận xứ sở của nắng và gió với nhiều khó khăn. Càng tin yêu, hy vọng với mảnh đất này hơn, khi những đồng vốn của Agribank đã và đang góp phần đem phồn thịnh đến với khách hàng. Bởi, “gắn kết với nông dân”, hay “đồng hành cùng DN” không chỉ là khẩu hiệu, mà đã thực sự trở thành phương châm hành động, trách nhiệm với khách hàng của từng cán bộ, nhân viên Agribank Ninh Thuận.
AGRIBANK ĐÃ TRAO GIẢI ĐẶC BIỆT THỨ HAI Ngày 17/8/2016, tại Hà Nội, Agribank đã tổ chức Lễ trao giải Đặc biệt thứ hai Đợt huy động tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 cho khách hàng trúng thưởng ông Lê Diệp Đĩnh, 67 tuổi, trú tại Khu Nông Lâm, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội là khách hàng gửi tiền tại Agribank chi nhánh Gia Lâm. Chương trình này được Agribank triển khai từ ngày 20/4/2016 đến ngày 18/7/2016, gồm 12.662 giải thưởng, trong đó có 2 giải Đặc biệt - mỗi giải Đặc biệt 1 Sổ tiết kiệm linh hoạt trị giá 1 tỷ đồng, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác với tổng trị giá giải thưởng lên đến 9,7 tỷ đồng. Trước đó đầu tháng 7/2016, Agribank đã trao giải Đặc biệt thứ nhất cho bà Đặng Thị Thu Nga khách hàng gửi tiền tại Agribank chi nhánh An Giang. T.Huyền |