Luật cần phải sát với thực tế
Luật Hỗ trợ DNNVV: Kiểm soát chặt để tránh lạm dụng | |
Luật hỗ trợ DNNVV: Thừa còn hơn thiếu |
Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự Kinh tế - Bộ Tư pháp cho rằng, cộng đồng DNNVV Việt Nam đang mong mỏi và kỳ vọng lớn vào việc xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ là một trong những công cụ quan trọng để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy năng lực cho DNNVV Việt Nam, khắc phục những yếu kém nội tại vốn có, để DNNVV Việt Nam đóng góp xứng đáng và là lực lượng quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Đội ngũ DNNVV cần được hỗ trợ nhiều hơn |
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam chia sẻ, về việc hỗ trợ DN nhỏ cũng cần đưa ra nguyên tắc: “Phát huy sự tham gia, kết hợp nguồn lực Nhà nước và nguồn lực của các tổ chức đại diện DN, các DN, các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV”.
Hiện tại, nguồn lực Nhà nước thì hữu hạn, trong khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng mục tiêu tồn tại bền vững thì vẫn là do DN và các hiệp hội DN đảm nhận. Vì vậy đưa nguyên tắc này vào sẽ thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực của các tổ chức cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước vào hoạt động này, ông Nam nhấn mạnh.
Cùng với đó, có rất nhiều ý kiến hoàn toàn nhất trí với việc trong luật phải có 1 chương quy định về chương trình mục tiêu để hỗ trợ DN theo những mục tiêu nhất định trong một giai đoạn nhất định, nhằm tập trung nguồn lực một cách phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc giao cụ thể cơ quan chủ trì đầu mối thực hiện chương trình, hay nên tạo cơ chế rộng rãi, thông thoáng cho các bộ ngành, và các tổ chức đại diện DN chủ động lập đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ mục tiêu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt;
Lại có ý kiến cho rằng Luật chỉ nên tạo cơ chế hành lang pháp lý cho việc xây dựng các chương trình bao gồm các quy định về thủ tục trình tự lập đề án xây dựng chương trình mục tiêu phải đảm bảo các yêu cầu như: khảo sát nhu cầu của DNNVV trước khi xây dựng chương trình mục tiêu; nội dung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt các chương trình mục tiêu; đánh giá tác động khi thực hiện chương trình mục tiêu; vai trò trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV Quốc gia khi xây dựng các chương trình mục tiêu; giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu; về vai trò của tổ chức đại diện DNNVV...
Ban soạn thảo đã dành 1 điều trong dự thảo luật quy định về tổ chức hiệp hội đại diện cho DNNVV. Tuy nhiên để phát huy được vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho DN nói chung, trong đó chủ yếu là DNNVV, cần phải định danh tổ chức hội đại diện chuyên biệt cho DNNVV với đầy đủ năng lực để hỗ trợ. “Cần tạo được bước đột phá về cơ chế để phát huy sự tham gia của các tổ chức đại diện DN cùng tham gia vào xây dựng và thực hiện chính sách phát triển DNNVV”, ông Tô Hoài Nam đề xuất.