Một tương lai tồi tệ hơn có thể chờ đón đồng USD trong năm 2018
Đồng USD giảm hơn 7% trong năm 2017 |
Mặc dù đồng bạc xanh có xu hướng phục hồi trong thời gian gần đây, tuy nhiên các nhà phân tích và các nhà đầu tư cho rằng đồng bạc xanh có thể mất nhiều lợi thế hơn so với đồng euro và yên Nhật do tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chính sách tiền tệ thắt chặt bên ngoài Mỹ sẽ tác động mạnh hơn là động thái tăng lãi suất giảm lãi suất ở Mỹ.
Sự tăng trưởng kinh tế mà “chúng ta đang chứng kiến ở châu Âu, cũng như tại các thị trường mới nổi và phần còn lại của thế giới có khả năng sẽ làm cho đồng USD lại chịu áp lực bán một lần nữa”, Erin Browne – Trưởng bộ phận phân bổ tài sản tại UBS Asset Management, định chế đang quản lý khoảng 770 tỷ USD, cho biết.
Browne cho rằng, đồng euro có thể đạt mức 1,30 USD trong năm 2018, tương ứng với mức tăng 10,7% so với đồng USD, sau khi tăng khoảng 12% trong năm nay. Bà dự kiến đồng yên cũng sẽ tăng. Hiện đồng bạc xanh đang được giao dịch ở mức 1,1748 USD/EUR và 113,50 JPY/USD.
Đó không phải là một giả định. Còn nhớ hồi đầu năm nay, các nhà chiến lược gần như đồng nhất dự báo đồng USD sẽ tăng giá khi giới thương nhân đang phấn khích với việc ông Trump đắc cứ cùng những cam kết cắt giảm thuế và tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng. Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều lần, cũng cấp nhiều hỗ trợ hơn cho đồng tiền này.
Tuy nhiên, phần lớn sự lạc quan đó sớm tan biến. Mặc dù Fed đã tăng lãi suất hai lần và dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 vào thứ Tư tới, nhưng đồng USD không thể tăng mạnh do lạm phát tại Mỹ vẫn còn yếu ớt và sự bi quan về khả năng thực hiện các cam kết của ông Trump và các đảng viên Cộng hòa.
Hệ quả là các nhà giao dịch tiền tệ đã bán mạnh đồng USD trong năm nay bất chấp sự phục hồi của hoán đổi lãi suất kỳ hạn, mà về cơ bản là đặt cược vào việc thắt chặt hơn của Fed. Thay vào đó, họ mua đồng euro và đồng yên Nhật.
Đồng USD chịu áp lực bán mạnh ngay cả khi Fed tăng lãi suất |
Trong khi hiện khá nhiều cho rằng Fed đã tiến đến gần cuối chu kỳ thắt chặt, trong đó thị trường ngoại hối trị giá 5,1 nghìn tỷ USD tập trung nhiều hơn vào động thái thắt chặt của NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ). Sự thay đổi này diễn ra khi tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 3,7% vào năm tới, cao nhất trong 7 năm.
Đối với đồng Euro, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ECB có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu đều có thể thúc đẩy đồng tiền chung tăng giá mạnh so với đồng USD.
“Hầu hết những người mà chúng tôi nói chuyện đều không ngạc nhiên lắm nếu đến cuối năm sau, đồng USD yếu đi”, Daniel Katzive – Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối khu vực Bắc Mỹ của BNP Paribas cho biết.
Đó không chỉ là những đồn đoán. Trên thị trường kỳ hạn, các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền đã đổ xô vào đồng euro, đẩy đồng tiền chung tăng lên cao nhất trong 6 năm qua.
Đồng euro tăng lên cao nhất trong 6 năm qua |
Tuy nhiên, đường như các nhà đầu cơ ít mặn mà hơn với đồng yên. Mặc dù vậy, đối với Alan Ruskin của Deutsche Bank, điều đó có nghĩa là đồng yên Nhật đang có tiềm năng lớn về một sự bứt phá mạnh khi BOJ rút lui khỏi chính sách kích thích tiền tệ của mình. Đồng yên đã yếu đi vì biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất của BOJ, một hình thức nới lỏng tiền tệ, được đưa ra vào tháng 9/2016.
“Đồng yên thực sự rẻ, vì vậy khi nó phục hồi, nó có thể phục hồi khá mạnh”, Ruskin - Đồng giám đốc bộ phận nghiên cứu giao dịch hối đoái hối toàn cầu của Deutsche Bank nói.
Tất nhiên, ngay cả khi đồng USD được nhìn nhận là đang có một cơ hội tốt với kế hoạch cắt giảm thuế của ông Trump và điều đó có thể khiến cho đồng bạc xanh không rớt mạnh vào nửa đầu năm mới. Nhưng không nhiều người nghĩ điều đó sẽ kéo dài trong nửa cuối năm - ngay cả khi FED tiếp tục tăng lãi suất. Các nhà phân tích cho rằng đồng USD sẽ giảm giá so với 13 trong số 16 đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới vào cuối năm tới.
“Fed có thể quyết liệt hơn trong việc tăng lãi suất, tăng và tăng nữa - và đồng USD cũng có thể tăng lên một chút”, Katzive của BNP phát biểu. Nhưng với việc mọi con mắt đang đổ dồn vào động thái của ECB và BOJ, “Mức độ dễ bị tổn thương của đồng USD vẫn luôn hiện hữu, và thời điểm mọi nhu cầu đi theo một hướng, bạn có thể thấy một phản ứng thái quá”.