Ngân hàng ngoại tham gia sâu hơn
Ngân hàng ngoại và chiến lược cạnh tranh trên đất Việt | |
Ngân hàng ngoại gia tăng hiện diện | |
Ngân hàng ngoại lấn sân cho vay mua nhà |
Thị trường thêm nhiều thành viên mới
Ngân hàng UOB của Singapore mới đây chính thức trở thành NH 100% vốn ngoại thứ 9 tại Việt Nam, góp phần làm cho thị trường tài chính trong nước thêm nhiều màu sắc. Thực tế, các NH ngoại không phải là mối “đe dọa” đối với NH nội. Thậm chí, một số NH ngoại đến nay mới hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định trên thị trường tiền tệ, NH. Nhưng về dài hạn, giới chuyên môn cho rằng thị trường đã đến lúc phải thừa nhận một thực tế, rằng áp lực cạnh tranh của khối ngoại lên khối nội đang lớn dần theo thời gian.
Với lợi thế công nghệ các NH ngoại tập trung cung cấp dịch vụ cá nhân |
Ngoài ra, hiện còn khoảng 100 NH ngoại đang hoạt động dưới hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện, liên doanh tại Việt Nam, và chưa biết khi nào, bao nhiêu đơn vị này sẽ tiếp tục đề nghị được cấp phép thành NH 100% vốn nước ngoài. Gần đây, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank Corporation) đã được NHNN bổ sung giấy phép mở chi nhánh NH nước ngoài với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi do NHNN quy định.
Và với đối tượng khách hàng DN, các NHTMCP nội hiện vẫn khá tự tin rằng mình có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh tài chính. Nguyên do, các NH ngoại hiện chỉ chiếm ưu thế trong các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì các DN này thường được các công ty mẹ ở nước ngoài đề nghị sử dụng dịch vụ NH ở những quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Thâm nhập sâu vào tín dụng cá nhân
Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho các DN FDI, nhiều năm qua các NH ngoại vẫn âm thầm len lỏi vào mảng tín dụng tiêu dùng cho khách hàng cá nhân. Đơn cử như UOB có sản phẩm cho vay tiêu dùng lãi suất thấp, điều kiện cho vay đơn giản nên thu hút một số lượng lớn khách hàng là người trẻ, giới văn phòng.
TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.HCM nói, một thế mạnh dịch vụ quan trọng của các NH ngoại phải kể đến là giao dịch ngoại tệ. Đặc biệt là các sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho các DN xuất nhập khẩu để bảo hiểm tỷ giá, thanh toán quốc tế phí rất rẻ, hay cấp tín dụng, bảo lãnh, các loại tài trợ thương mại khác...
Cùng với đó, không thể phủ nhận các chỉ số an toàn của những NH ngoại đang hoạt động tại Việt Nam là khá tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong tỷ trọng lợi nhuận của các NH ngoại có tới 70% – 80% là thu từ dịch vụ, còn thu từ tín dụng chỉ chiếm 10 – 15% và tỷ lệ còn lại là thu khác.
Thế nhưng, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Rừng nào cọp nấy", các NH ngoại hiện chưa mở rộng hoạt động cho vay với các DN Việt vì chưa thể thấu hiểu nhu cầu của các DN Việt như các NH nội, cùng một số lý do khác.
Ông Hiếu nói rằng, về lâu dài, một khi nền tài chính và NH Việt Nam tuân thủ theo thông lệ quốc tế và minh bạch hơn thì các NH ngoại sẽ trở thành “đối thủ đáng gờm” đối với các NH Việt vì vốn mạnh, công nghệ và sản phẩm NH tiên tiến, cách quản trị chuyên nghiệp và cách phục vụ khách hàng rất chuẩn mực.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2016, nhóm các NH liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản hơn 800 nghìn tỷ đồng, vốn tự có hơn 126 nghìn tỷ, vốn điều lệ hơn 101 nghìn tỷ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm này gấp hơn 3,5 lần so với cùng chỉ số của các NHTM có vốn Nhà nước chi phối và cũng gấp hơn 2,5 lần so với bình quân các TCTD. Đáng lưu ý trong khi những chỉ số này của các NH trong nước sụt giảm thì nhóm NH nước ngoài lại không ngừng tốt lên. |