NHTW Trung Quốc giảm dự trữ bắt buộc để thúc đẩy tài chính toàn diện
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - PBoC |
PBoC nói các ngân hàng thương mại, có dự nợ hàng năm hoặc cho vay mới trong lĩnh vực tài chính toàn diện chiếm hơn 1,5% tổng dư nợ, sẽ được cắt giảm 0,5 điểm phần trăm RRR so với mức chuẩn của ngân hàng trung ương từ năm sau và RRR sẽ được cắt giảm thêm 1 điểm phần trăm nếu tỷ lệ vượt quá 10% phần trăm.
Tài chính toàn diện cũng sẽ bao gồm việc hỗ trợ tín dụng cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, các nhóm nghèo khó và sinh viên.
PBoC cho biết, quyết định cắt giảm này, sẽ có hiệu lực vào năm 2018, là một sự điều chỉnh cơ cấu không làm thay đổi lập trường chính sách tiền tệ của quốc gia; đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ tiếp tục thực hiện chính sách “thận trọng và trung lập” để hướng tới tăng trưởng tín dụng và tài chính hợp lý.
Hôm thứ Tư tuần trước, Hội đồng Nhà nước đã nói rằng chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp, bao gồm cả miễn thuế và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
Li Qilin - Nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô trưởng của Lianxun Securities kỳ vọng, động thái này sẽ giải phóng ít nhất 700 tỷ NDT (khoảng 106 tỷ USD) vào nền kinh tế.
Trong khi Zeng Gang - một nhà nghiên cứu tài chính tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng cho rằng, khi đất nước tiếp tục lộ trình giảm tỷ lệ đòn bẩy và giảm thiểu rủi ro tài chính, động thái này sẽ giúp nới lỏng thanh khoản, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ, nhưng điều đó không có nghĩa là một sự thay đổi quan điểm chính sách.
Thời gian qua PBOC đã nỗ lực quản lý thanh khoản thị trường thông qua các động thái mục tiêu hơn chứ không phải là điều chỉnh lãi suất và RRR. Lần cắt giảm tỷ lệ RRR gần đây nhất là vào tháng 3/2016, khi tỷ lệ này được cắt giảm 0,5 điểm phần trăm.
Thông báo cắt giảm RRR lần này được đưa ra sau khi dữ liệu cho thấy ngành sản xuất tháng 9 đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 5 năm, làm dịu bớt những lo ngại về sự động lực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cục Thống kê quốc gia cho biết chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đứng ở mức 52,4 điểm trong tháng 9, tăng so với mức 51,7 điểm. Đây là tháng thứ 14 liên tiếp ngành sản xuất của nước này tiếp tục mở rộng và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2012.
GDP của Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong nửa đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu của chính phủ khoảng 6,5% trong năm 2017. Dữ liệu tăng trưởng quý 3 sẽ được công bố vào ngày 19/10.