Nhu cầu vàng quý 1/2016 tăng mạnh nhất trong lịch sử
Vàng lình xình đi ngang báo hiệu tuần giao dịch ảm đạm | |
Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu | |
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ bị tổn thương vì giá cao |
Ảnh minh họa |
Theo đó, trong quý 1/2016, nhu cầu vàng đầu tư đạt 617,6 tấn, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó nhu cầu vàng của các quỹ đầu tư vàng ETF đạt tới 363,7 tấn (tăng hơn 300%) - mức cao nhất kể từ quý 1/2009. Nguyên nhân chủ yếu do những bất ổn về kinh tế, tài chính toàn cầu như: Chính sách lãi suất âm của NHTW châu Âu và Nhật Bản đã làm gia tăng mức độ rủi ro cho thị trường tài chính toàn cầu; sự lao dốc của đồng nhân dân tệ do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc mạnh càng làm tăng thêm nỗi lo về triển vọng kinh tế toàn cầu; Cục Dự trữ liên bang Mỹ trì hoãn quá trình thắt chặt tiền tệ.
Bên cạnh đó nhu cầu về đồng tiền vàng và vàng miếng cũng tăng nhẹ 1%, đạt 326,2 tấn. Trong đó nhu cầu vàng miếng và đồng tiền vàng tại Anh tăng tới 61% mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn thấp, chỉ khoảng 3,2 tấn; nhu cầu của Mỹ cũng tăng tới 55% đạt 18,3 tấn. Bên cạnh đó, với sự tăng mạnh tại thị trường Đức, nhu cầu vàng miếng và đồng tiền vàng tại châu Âu đạt tới 58,4 tấn. Đáng chú ý, nhu cầu vàng miếng và đồng tiền vàng tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới – cũng tăng tới 5%, đạt 61,9 tấn.
Trong số các thị trường vàng lớn, chỉ có nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ là giảm 315 xuống còn 28 tấn, mức thấp nhất tính theo quý trong 7 năm trở lại đây chủ yếu do giá vàng tăng mạnh.
Tuy nhiên, dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, song nhu cầu vàng trang sức quý 1/2016 đã giảm 19% xuống còn 481,9 tấn; nhu cầu vàng của các NHTW cũng giảm 3% xuống còn 109,4 tấn; nhu cầu vàng cho công nghiệp giảm 3% xuống mức 80,9 tấn.
Trong số các thị trường tiêu thụ vàng lớn, ngoại trừ nhu cầu vàng tại Mỹ tăng 21% lên 45,4 tấn trong quý 1/2016, các thị trường khác nhu cầu đều giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là Ấn Độ khi mà nhu cầu vàng của quốc gia này trong quý vừa qua đã giảm tới 39% so với cùng kỳ xuống còn 116,5 tấn; đứng thứ hai về mức độ giảm là Trung Quốc, giảm 12% xuống còn 241,3 tấn; Trung Đông giảm 9% xuống 79,1 tấn. Chỉ có nhu cầu tại châu Âu vẫn duy trì ổn định ở 71,1 tấn.
Tuy nhiên nếu xét về giá trị tuyệt đối, Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong quý 1/2016 với 241,3 tấn; đứng thứ hai là Ấn Độ với 116,5 tấn.
Cũng theo WGC, trong quý 1/2016, tổng nguồn cung vàng của toàn thế giới đạt 1.134,9 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nguồn cung từ khai mỏ đạt 774 tấn, tăng 8%, song nguồn cung vàng tái chế chỉ đạt 360,9 tấn, giảm 1%.
(Nguồn: WGC) |