Quan chức Fed lo đường cong lợi suất bị đảo ngược nếu tăng nhanh lãi suất
Cục Dự trữ liên bang Mỹ - Fed |
Fed có thể sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 12-13/12 và theo dự báo hiện nay của Fed, cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm 2018.
Các dự báo kinh tế mới cũng sẽ được Fed đưa ra tại cuộc họp tháng 12, có thể cho thấy liệu những lo ngại về đường cong lợi suất và một cuộc tranh luận liên quan đến lạm phát yếu đã bắt đầu làm giảm niềm tin vào các dự báo năm 2018.
Hiện đường cong lợi suất đang bị là phẳng nhất trong gần một thấp kỷ khi chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu 2 và 10 năm hiện chỉ là 58 điểm cơ bản. Điều đó đang khiến không ít quan chức Fed lo ngại, thậm chí lo nó có thể bị đảo ngược, một dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra; cũng như khiến thị trường tài chính nghi ngờ về kế hoạch tăng lãi suất của Fed.
Chủ tịch Fed St Louis, ông James Bullard, đã cảnh báo vào ngày thứ Sáu rằng “tín hiệu giảm” quan trọng đang nổi lên đối với nền kinh tế nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất nhanh như ý định của nhiều nhà hoạch định chính sách hiện đang có ý định. Ông cũng kêu gọi các đồng nghiệp của mình nên thận trọng hơn trong việc đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Nếu các nhà đầu tư tin rằng hành động của Fed sẽ làm cho nền kinh tế chậm lại, và lợi suất giảm, họ có thể mua thêm giấy tờ dài hạn để khóa lợi tức hiện tại thay vì phải chịu rủi ro đối với các khoản nợ ngắn hạn mà lợi tức kiếm được đang suy giảm. Nhu cầu ngày càng cao của giấy tờ có giá dài hạn ngày càng đẩy giá lên và lợi suất đi theo chiều ngược lại, khiến cho đường cong lợi suất bị là phẳng.
Đường cong lợi suất bị nắn thẳng có thể có tác động nguy hại khi khiến lợi nhuận ngân hàng giảm. Các cuộc suy thoái hiện đại ở Mỹ luôn được bắt đầu bởi một sự đảo ngược trong đường cong lợi suất, nhưng không phải mọi sự đảo ngược đường cong lợi suất đều dẫn tới một cuộc suy thoái, mặc dù nó thường báo hiệu rủi ro kinh tế.
Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cũng tỏ ra quan ngại về đường cong lợi suất dẹt, nói rằng nó cho thấy việc loại bỏ chính sách tiền tệ dễ dãi “sẽ phải được thực hiện kiên nhẫn và dần dần”.
Bullard cho biết lãi suất ngắn hạn, được đẩy cao hơn bởi hoạt động của Fed, có thể vượt lên trên lãi suất dài hạn – “đảo ngược” đường cong lợi lợi suất. Bởi theo ông, không có khả năng lãi suất dài hạn sẽ tự động tăng lên theo kịp với những động thái của Fed như đối với lãi suất ngắn hạn. Vì thế, ông cho rằng Fed nên chậm lại, bởi Fed có ít ảnh hưởng đến các kỳ hạn dài hạn.
“Cách đơn giản nhất để tránh đảo ngược đường cong lợi suất trong ngắn hạn là các nhà hoạch định chính sách phải thận trọng trong việc nâng cao lãi suất chính sách", Bullard cho biết trong một bài phát biểu tại Viện Phát triển Kinh tế Arkansas.
“Có một nguy cơ... nếu Ủy ban Thị trường mở Liên bang tiếp tục quá trình hiện tại của mình”, Bullard cho biết. Đảo ngược “là một tín hiệu giảm tự nhiên... Điều này đang thu hút sự quan tâm của thị trường và nhà hoạch định chính sách”.
Lạm phát yếu đã dẫn đến sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách về việc liệu họ có nên làm chậm tốc độ tăng lãi suất cho đến khi có bằng chứng rõ ràng là giá sẽ phục hồi.
Lạm phát kỳ vọng là một thành phần quan trọng của giá trái phiếu dài hạn vì các nhà đầu tư muốn chứng khoán giữ giá trị trên cơ sở điều chỉnh lạm phát hoặc trên cơ sở “thực” theo thời gian. Lạm phát yếu là một lý do khác khiến đường cong lợi suất có thể bị lật ngược với hình dạng thông thường khi lãi suất các kỳ hạn dài thường phải cao hơn để bù đắp rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc nắm giữ các chứng khoán dài hạn.
Bullard cho rằng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư “cần phải xem xét khả năng đảo ngược đường cong năng suất một cách nghiêm túc”.