Sacombank: Tái cơ cấu đang đi đúng hướng
VietinBank: Kỳ vọng mới từ phương án cơ cấu lại | |
Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của NHNN | |
Kinh tế vĩ mô ổn định là nền tảng cho tái cơ cấu ngân hàng |
Theo đó, đối với hoạt động quản trị điều hành, Sacombank đã áp dụng các chuẩn mực quản trị tiên tiến, tái sắp xếp bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới, đặc biệt đối với các đơn vị sáp nhập, nâng cao năng suất lao động và đời sống cán bộ nhân viên. Đảm bảo an toàn thanh khoản, an toàn hoạt động; nâng dần các chỉ số an toàn tài chính đạt và vượt mức theo quy định của NHNN, được tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s nâng mức đánh giá triển vọng từ “Tiêu cực” sang “Tích cực”.
Ảnh minh họa |
Sacombank cũng đã khởi động dự án Basel 2 với mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 theo lộ trình cam kết với NHNN. Song song đó Sacombank cũng đã triển khai thành công các dự án công nghệ thông tin như nâng cấp T24, CRM, LOS, ví điện tử Sacombank Pay… nhằm tăng năng lực quản lý rủi ro cũng như đem đến các giải pháp tài chính, các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, nhiều tiện ích cho khách hàng.
“Chúng tôi đã xác lập một định hướng chiến lược phát triển đúng đắn để phát huy tốt nhất các sức mạnh nội tại của Sacombank về mạng lưới, hệ thống công nghệ thông tin, đội ngũ nhân sự, thế mạnh bán lẻ... Có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa quản trị - kiểm soát - điều hành theo nguyên tắc công khai, minh bạch, vì sự phát triển bền vững của ngân hàng”, ông Minh chia sẻ.
Từ những định hướng, chiến lược Sacombank đề ra thông qua việc cụ thể hóa các quy trình, quy chế theo hướng phân cấp, phân quyền xử lý công việc đi kèm với cơ chế kiểm soát, kiểm tra. “Với quyết tâm hành động của tập thể hơn 18.600 cán bộ nhân viên Sacombank với mong muốn sẽ hoàn thành và rút ngắn quá trình tái cơ cấu theo lộ trình 5 năm thay vì 10 năm như kế hoạch”, ông Minh nói.
Mặc dù quá trình tái cơ cấu Sacombank đã đạt được các kết quả ban đầu khá tích cực, tuy nhiên để đảm bảo sớm triển khai thành công Đề án tái cơ cấu, Sacombank đang xin NHNN một số cơ chế như: Cho Sacombank được áp dụng mức tăng trưởng tín dụng 18% - 20% trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 để tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Riêng trong năm 2019, cho phép Sacombank được tăng trưởng tín dụng ở mức 19%, nếu chấp thuận cho Sacombank tham gia hỗ trợ, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Nhằm giúp Sacombank củng cố mạng lưới hoạt động sau sáp nhập, tăng hiệu quả hoạt động tạo ra lợi nhuận và mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất để rút ngắn thời gian hoàn tất Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank cũng đề xuất NHNN cho Sacombank triển khai tái cơ cấu mạng lưới.
Ông Dương Công Minh cho biết, quá trình xử lý nợ xấu của ông Trầm Bê và người có liên quan sau sáp nhập gặp khó khăn do đa phần tài sản có pháp lý dở dang, chưa hoàn thiện. Thời gian qua, Sacombank đã thực hiện thanh lý, bán tài sản theo quy định, trong đó ưu tiên thu hồi nợ gốc, riêng về lãi sẽ tiếp tục theo dõi để xử lý theo quy định trong thời gian tới. Sacombank mong muốn Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện để Sacombank nhanh chóng xử lý nợ, tài sản tồn đọng nhằm sớm hoàn thành đề án tái cơ cấu sau sáp nhập.
Định hướng của Sacombank năm 2019 được vị chủ tịch này cho biết là thực thi chiến lược hành động “kiện toàn” - “ổn định” để tăng tốc, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu với nguyên tắc nền tảng “công khai minh bạch - phát triển bền vững - tiến bước tiên phong”, nhằm đem lại các giá trị lợi ích cao nhất cho Sacombank, cho khách hàng, cổ đông, cán bộ nhân viên và xã hội.
Theo số liệu của Sacombank, tính đến 31/12/2018, Sacombank đã đạt được những kết quả so với thời điểm triển khai thực hiện đề án 30/6/2017 và 31/12/2016 lần lượt như sau: Tổng tài sản đạt 406.098 tỷ đồng, tăng 14% so 30/6/2017 và tăng 22% so 31/12/2016. Tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 370.136 tỷ đồng, tăng 13% so 30/6/2017 và tăng 21% so 31/12/2016. Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm trái phiếu VAMC) đạt 297.405 tỷ đồng, tăng 14% so 30/6/2017 và tăng 25% so 31/12/2016. Nợ xấu: giảm 67% so 30/6/2017 và giảm 61% so 31/12/2016. Nợ xấu bao gồm trái phiếu VAMC giảm 17% so 30/6/2017 và giảm 11% so 31/12/2016. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đạt 3.523 tỷ đồng, tăng 45% so 30/6/2017 và 31/12/2016. Dự phòng trái phiếu VAMC đạt 2.570 tỷ đồng, tăng 54% so 30/6/2017 và tăng 56% so 31/12/2016. Tài sản có không sinh lời giảm 17% so 30/6/2017 và giảm 12% so 31/12/2016. Thu dịch vụ của Sacombank đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 219% so 30/6/2017 và tăng 88% so 31/12/2016. Lợi nhuận trước thuế tăng 3,9 lần so 30/6/2017 và tăng hơn 14 lần so 31/12/2016. |