Số hóa ngân hàng: Mục tiêu lớn, bắt đầu từ hành động nhỏ
Fintech nội: Phát huy lợi thế “đi sau” | |
Nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy hệ sinh thái Fintech | |
Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng: Xu hướng tất yếu để tạo sự khác biệt |
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh NHNN luôn tạo thuận lợi cho quá trình số hóa ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng, những cơ hội từ ứng dụng sâu rộng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng và xu thế tất yếu của số hóa dịch vụ ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0, thời gian qua NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của Ngành nhằm đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho quá trình số hóa ngân hàng diễn ra ở Việt Nam. NHNN chú trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử, tạo thuận lợi cho xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), tăng cường an toàn, bảo mật. Tăng cường nâng cấp, phát triển hạ tầng CNTT của NHNN, hạ tầng thị trường (hệ thống thanh toán quan trọng, hệ thống thông tin tín dụng...). Tiêu chuẩn cơ sở về đặc tả kỹ thuật mã QR và công nghệ thanh toán thẻ chip đối với thẻ nội địa đã được NHNN ban hành, cho phép khách hàng tại các ngân hàng khác nhau thực hiện thanh toán mua bán hàng hóa, dịch vụ liên thông, an toàn, thuận tiện theo tiêu chuẩn, cơ chế chung. Tích cực hỗ trợ sự phát triển của các công ty Fintech, tổ chức cuộc thi Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính (FCV) lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5/2018. Cùng với đó, công tác truyền thông qua tọa đàm, hội thảo và tổ chức triển khai nhiều nghiên cứu khoa học về các ứng dụng số hóa dịch vụ ngân hàng trước bối cảnh CMCN4.0 nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường tiếp cận thông tin cho cán bộ ngành Ngân hàng cũng như cho công chúng về một số vấn đề liên quan. Trên có sở định hướng, giải pháp trên, thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số, giải pháp đột phá của CMCN 4.0 như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học... để tạo ra một số dịch vụ thanh toán số, ngân hàng số tiện lợi, tăng cường trải nghiệm khách hàng hoặc áp dụng đánh giá hành vi khách hàng, dự đoán doanh thu, nhu cầu thị trường, cảnh báo rủi ro. Các ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa đích thực như các ngân hàng. Tuy nhiên, phát triển, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức như: Các ngân hàng truyền thống phải có một lượng vốn đầu tư lớn để nâng cấp và tích hợp với cơ sở hạ tầng công nghệ mới, hiện đại theo kịp sự phát triển của công nghệ số trong thời đại CMCN4.0. Cần có sự chuẩn bị, thích ứng về mặt nhân sự, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đầy đủ kiến thức và năng lực để nắm bắt các công nghệ mới trong ngành và học hỏi các kỹ năng mới trong thời kỳ số hóa hầu hết các loại hình dịch vụ cơ bản, phục vụ nhu cầu thường nhật của người tiêu dùng. Trước nguy cơ rủi ro an ninh mạng và rò rỉ thông tin khách hàng có thể dẫn tới giao dịch gian lận, lừa đảo trực tuyến... các ngân hàng phải đảm bảo có hạ tầng công nghệ hiệu quả và các quy trình quản lý và môi trường kiểm soát rủi ro xử lý được những rủi ro phát sinh một cách kịp thời, hữu hiệu. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, đòi hỏi người tiêu dùng phải được tiếp cận, phổ cập các kiến thức, kỹ năng giao dịch tài chính cơ bản, được cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng qua nền tảng số cũng như cách thức bảo vệ, bảo mật thông tin bí mật cá nhân khi giao dịch, sử dụng dịch vụ... PV lược ghi |
Tiêu chí 3-1-0
Nhiều kinh nghiệm trong triển khai số hoá nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, khả năng tiếp cận tài chính của khách hàng và mở rộng thị phần, đồng thời quản trị tài năng và phát triển nguồn nhân lực, gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng... đã được các diễn giả của ngân hàng đa quốc gia, hãng công nghệ hàng đầu, tập đoàn tư vấn quốc tế chia sẻ tại Hội thảo quốc tế thường niên ngành Ngân hàng - tài chính lần thứ 7 với chủ đề “Số hóa ngân hàng - Cơ hội đột phá” do Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) và Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) đồng tổ chức ngày 1/11.
Công nghệ số đang thay đổi cơ bản cách thức các ngân hàng thiết kế, tiếp thị, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tạo điều kiện cho các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thế giới ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như trí tuệ thông minh nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, chính là sự tham gia sâu rộng của các Fintech.
Công nghệ số đang thay đổi cơ bản cách thức các ngân hàng thiết kế, tiếp thị, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính |
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cũng cho rằng, nhìn chung phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ theo hướng tối ưu, tự động hóa, minh bạch cho đến cải tiến hệ thống tiếp cận khách hàng/kênh phân phối trực tuyến - đa kênh/đa thiết bị; hay mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ có thể cung ứng trực tuyến; cung ứng dịch vụ với phạm vi khách hàng rộng lớn hơn không giới hạn không gian, thời gian với chi phí thấp hơn. Khai phá tối đa tiềm năng các công nghệ số cũng góp phần tích cực thúc đẩy tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; giúp những nước này có thể cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho đông đảo người dân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế cho những người dân liên quan, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nói về việc triển khai ngân hàng số, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, phải đồng thời thực hiện cả hai mục tiêu: nâng cao trải nghiệm khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, nếu chỉ nói một khía cạnh thì là chưa đủ. Nhắc tới tiêu chí 3-1-0 đối với quá trình chuyển đổi số, ông Dũng cho biết: 3 là cung cấp một dịch vụ online với trải nghiệm tốt để khách hàng tiếp cận được món vay và đăng ký trong 3 phút; 1 là trong 1 giây hệ thống tự động trả lời đồng ý hay không cho giải ngân món vay đó. Và 0 là không có con người nào can thiệp vào quá trình xử lý này. “Nếu thực hiện được ba con số đó, thì sẽ trở thành ngân hàng số hoàn chỉnh”, ông Dũng chia sẻ.
Hiện nay đã có 94% ngân hàng tại Việt Nam bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 35% ngân hàng đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số; chỉ có 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Trong đó, phần lớn ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp. Chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Cùng chung quan điểm, ông Il Dong Kwon - Phó tổng giám đốc Công ty tư vấn Oliver Wyman cho rằng, cần hành động từ bây giờ và có những bước đi cụ thể để tạo ra giá trị từ làn sóng công nghệ số đang thâm nhập vào ngành. Một trong những bước đầu tiên là phải xác định lại hình dung về trải nghiệm khách hàng, xây dựng các mô hình kinh doanh mới. Trong khi ông Lê Nhân Tâm - Giám đốc công nghệ IBM Việt Nam cho rằng, “khách hàng và trải nghiệm của khách hàng sẽ là trung tâm của chiến lược số hoá. Chúng ta tạo nên trải nghiệm cho khách hàng, nhân viên và những thành viên khác. Sử dụng việc trải nghiệm khác nhau này để định hướng cách làm việc của DN (con người, quy trình, công nghệ)”.
Hiện nay đã có 94% ngân hàng tại Việt Nam bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 35% ngân hàng đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số; chỉ có 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Trong đó, phần lớn ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp. Chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong. |
Dữ liệu - năng lượng cho quá trình tái tạo số
Vai trò của dữ liệu trong chuyển đổi ngân hàng số cũng là vấn đề mà phần lớn diễn giả đều đề cập tại phiên tọa đàm. Ông Lê Nhân Tâm cho rằng, một hệ thống sẽ không thông minh nếu không có nhiều dữ liệu. “Chúng ta cần đặt câu hỏi chúng ta đang có dữ liệu gì, chúng ta dùng năng lực tính toán nào trong tương lai? Cần thu thập gì, lưu trữ gì, tổ chức ra sao để sẵn sàng đáp ứng khi chuyển đổi? Vì không phải chỉ bỏ tiền ra mua một hệ thống phân tích big data về là có thể chạy được. Các mô hình phân tích dữ liệu lớn chỉ cung cấp phương pháp phân tích, còn dữ liệu không thể ngay lập tức có được mà cần quá trình tích luỹ”, ông chia sẻ.
Đại diện IBM cũng khẳng định, cần khai phá các giá trị mới từ dữ liệu ngân hàng đang sở hữu để tạo ra các dịch vụ có giá trị mới. Bên cạnh đó tận dụng tối đa giá trị dữ liệu công cộng và dữ liệu chuyên ngành khác để đem lại giá trị mới khi kết hợp với dữ liệu ngân hàng. Đồng thời xem xét lại cách quản lý dữ liệu để có thể quản lý được các loại hình dữ liệu mới.
Nhận định “chuyển đổi số không phải dự án công nghệ thông tin mà cần thay đổi về tính toàn vẹn dữ liệu”, ông Il Dong Kwon cho hay dữ liệu và công cụ phân tích có thể được sử dụng để gia tăng giá trị trong toàn bộ chuỗi hoạt động dịch vụ tài chính hoàn chỉnh.
Lấy trọng tâm là chu kỳ nhu cầu của khách hàng trong cuộc sống, đại diện Oliver Wyman đưa ra một số tình huống minh họa như: marketing theo địa điểm dựa trên dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng, các ứng dụng Chatbot trong bán hàng hỗ trợ giao dịch và các yêu cầu dịch vụ. Hay như góc nhìn 360 độ về khách hàng cho các căn hộ quản lý khách hàng - công cụ tư vấn thông minh, mô hình phê duyệt sử dụng AI, hoặc quản lý thu nợ và gian lận…
Như vậy, có thể thấy các ngân hàng khi chuyển đổi số phải đi cùng với chiến lược về dữ liệu gồm: định nghĩa mô hình vận hành dữ liệu, mô hình tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng dần chính sách quản trị, chia sẻ dữ liệu, tiêu chuẩn hoá dữ liệu từ đó hình thành ứng dụng nghiệp vụ trên nền tảng áp dụng các công nghệ mới.
Ông Dmitry Bocharov - Giám đốc Khối dịch vụ ngân hàng công nghệ số - VPBank Vấn đề không phải ở công nghệ mà ở tư duy Cuộc sống hàng ngày của chúng ta thay đổi do công nghệ. Đơn cử, cách con người giao tiếp, thu nhận thông tin đã thay đổi đáng kể. Chúng ta có điện thoại thông minh, các phương tiện thông tin đại chúng… và nhiều phương thức trao đổi thông tin khác. Ngành Ngân hàng không những theo xu hướng này mà còn phải đuổi kịp sự phát triển của công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong quá trình đó các ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì những giải pháp truyền thống, thay đổi trải nghiệm của khách hàng, ngân hàng trong cung cấp dịch vụ. Ngày nay số hóa ngân hàng không còn là cơ hội nữa mà là bắt buộc phải có. Đó là thực tế đang diễn ra ở các thị trường khác trên thế giới. Do đó ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn, không chỉ để cho khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời mà còn phải đầu tư rất nhiều vào phần lõi. Sáng tạo số và công nghệ số khiến khách hàng đòi hỏi các cách giao tiếp khác nhau với các định chế tài chính. Số hóa không diễn ra ngay lập tức. Mọi người cần làm quen với nó. Vấn đề không phải ở công nghệ mà ở cách tư duy. Đôi khi mất nhiều thời gian để thay đổi lối suy nghĩ của mọi người hơn là đưa ra công nghệ này hay công nghệ kia. Các ngân hàng có thể đối mặt với những vấn đề hết sức cơ bản như khách hàng không biết sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm khác qua mạng. Điều đó cho thấy ngân hàng cần dành rất nhiều thời gian để khách hàng làm quen và sử dụng sản phẩm dịch vụ một cách tiện lợi nhất. Ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc chuyển đổi Techcombank Thuyết phục khách hàng bởi những lợi ích thực sự Số hóa giao tiếp giữa ngân hàng và khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số tại các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, mang lại các giá trị và sự tiện lợi cho khách hàng như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, chi phí lưu giữ tiền mặt... Ngoài ra, việc tương tác và giao dịch trên không gian số cũng mang lại nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng. Tuy nhiên, việc triển khai mở rộng dịch vụ ngân hàng đến công chúng, nhất là các sản phẩm dịch vụ có "hàm lượng" số hoá cao không dễ dàng, nếu không muốn nói là khó khăn. Đặc biệt ngân hàng cần giúp người sử dụng vượt qua những rào cản tâm lý và thuyết phục bởi những lợi ích thực sự. Do vậy, việc tập trung số hoá các bước trong quá trình giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng thông qua quá trình tìm kiếm, tìm hiểu, sau đó là đăng ký, sử dụng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Nếu các ngân hàng giải quyết được vấn đề này sẽ giúp mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng, sự dễ dàng trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp (cả về thời gian và tiền bạc). Từ đó cải thiện tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân nước ta ở mức khá thấp hiện nay (hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng mới chỉ khoảng 35%) lên mức cao hơn trong tương lai gần… Ông Nguyễn Đức Huy - Phó Giám đốc Khối ngân hàng số MB Cân đối giữa mức độ thuận tiện và an toàn Số hoá ngân hàng diễn ra ở nhiều công đoạn khác nhau, trong đó công đoạn giúp cho khách hàng giao tiếp với ngân hàng là khâu vô cùng quan trọng. Quan điểm của MB trong việc triển khai số hoá ngân hàng là vừa phủ rộng, nhưng vẫn phải có phân khúc để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, chuyển đổi ngân hàng số cũng đồng nghĩa với rất nhiều thách thức. Để thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số là cả quá trình, MB phải áp dụng khá nhiều biện pháp khác nhau, có cả triển khai minigame, hay quay số trúng thưởng... để khách hàng có những giao tiếp ban đầu với sản phẩm của ngân hàng số. Một trong những biện pháp căn cơ đầu tiên mà các ngân hàng nên làm là đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên kênh số. Khách hàng có thể thực hiện được nhiều sản phẩm hơn trên kênh số: từ thanh toán, vay mượn, chi tiêu, tư vấn cho đến các giao tiếp khác... Như vậy, khách hàng mới có thêm động lực để tiếp cận kênh số, thay thế cho việc phải tới quầy giao dịch. Thứ hai, ngân hàng bảo đảm dịch vụ sản phẩm mà khách hàng sử dụng phải an toàn, tin cậy, đáp ứng các nhu cầu thì họ mới ở lại với sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng. Việc cân đối giữa mức độ thuận tiện và an toàn là câu chuyện mà các nhà băng luôn phải đối diện. Bên cạnh đó, ngân hàng cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp khác như: đẩy mạnh truyền thông, thay đổi nhận thức khách hàng qua việc phối hợp với nhiều bên từ các cơ quan quản lý nhà nước cho tới các tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính. T. Minh thực hiện |