Tài chính tiêu dùng tìm lối đi riêng
Tài chính tiêu dùng: Công nghệ - ưu thế trong cuộc đua giành thị phần | |
Tài chính tiêu dùng bắt nhịp CMCN 4.0 | |
Công ty tài chính tiêu dùng 'đua' phát hành thẻ cho vay |
Thị trường chững lại
Hiện nay, người Việt Nam đã có quan niệm thoáng hơn trong việc vay tiền để chi tiêu. Bằng chứng được thể hiện qua con số tăng trưởng tín dụng tiêu dùng qua từng năm. Đến năm 2017, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của cả nước đã đạt 18% với dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay để mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất 52,9% và tăng trưởng mạnh nhất tới 76,5%. Cho vay trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại ước tăng lần lượt 6,5% và 35,2%...
Tuy nhiên, mỗi một lĩnh vực khi phát triển đến thời điểm cực thịnh, sự bão hòa ắt có thể xảy ra. Năm 2018 chính là cột mốc cho thấy xu hướng phát triển tài chính tiêu dùng có sự điều chỉnh.
Vay vốn tiêu dùng tiền mặt ngày càng trở nên đơn giản, dễ dàng |
Cụ thể, những năm trước đây, tín dụng tiêu dùng của các CTTC thường tăng trưởng 2 con số, trong khi 6 tháng đầu năm 2018 chỉ tăng khoảng 4-5%, thấp hơn cả các ngân hàng thương mại. Đó chính là lý do khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của FE Credit chỉ còn chiếm 36% tổng lợi nhuận của ngân hàng mẹ VPBank, giảm đáng kể so với mức 50% của cùng kỳ năm trước; mà nguyên nhân chủ yếu do tín dụng chỉ tăng hơn 3%. Hay như Home Credit, theo một nguồn tin cho biết, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của công ty này chưa tới 7%, mức tăng trưởng khá thấp so với cùng kỳ các năm trước đó.
Thực ra, không chỉ các CTTC, mà bản thân các ngân hàng cũng đang gặp khá nhiều khó khăn với thị trường này. Thậm chí, một số CTTC phải bán mình như CTTC Prudential đã bán lại cho Shinhan Card, Techcombank cũng có số phận khi quyết định bán cả CTTC cho nhà đầu tư ngoại…
Để lý giải cho sự chững lại của thị trường cho vay tiêu dùng tính đến thời điểm này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, có một điểm đáng vui mừng là trong số những lý do tiêu cực thì cũng có nhiều công ty cố tình “kiềm” sự tăng trưởng lại để sắp xếp lại hoạt động, chuẩn bị cho bước chuyển đổi mới.
Tìm lối đi riêng
Quả vậy, loại bỏ những yếu tố khách quan thì chuyện chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh của nhiều CTTC trong thị trường này là điều đáng hoan nghênh. Chẳng hạn, trong xu thế bão hòa việc vay mua trả góp hàng điện máy, điện lạnh, điện tử, HDSaison đã chủ động giảm bớt tỷ trọng cho vay trả góp ở lĩnh vực này mà tập trung khai thác ở các lĩnh vực mới như giáo dục, du lịch, vé máy bay… Hay như Home Credit/FE Credit đang chuyển hướng mạnh hơn ở việc cho vay qua thẻ. Nhiều người nhận xét, khi tập trung khai thác cho vay qua thẻ các công ty này sẽ mở rộng thêm được nhiều đối tượng khách hàng cao cấp hơn.
Không tập trung ở lĩnh vực mua hàng trả góp, Easy Credit (thương hiệu tài chính tiêu dùng của EVN Finance) lại hướng mũi nhọn vào cho vay tiền mặt. Đặc biệt, Easy Credit dù mới thành lập nhưng lại chọn hướng phát triển sâu và rộng ở khu vực ngoại tỉnh khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Bởi, việc cho vay tiêu dùng đối với những khu vực ngoại tỉnh, nhất là khu vực nông thôn trước đây gần như là nơi độc quyền của ngân hàng với mạng lưới rộng. Tuy nhiên, có thể Easy Credit đã nhận thấy chính thế độc quyền này hạn chế khả năng tiếp cận khoản vay của rất nhiều người dân có nhu cầu vay tiêu dùng chính đáng, nhưng không đạt chuẩn cho vay khắt khe của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, sẽ dễ hiểu vì sao Easy Credit ngay khi bắt đầu cho vay tiêu dùng ở khu vực này đã nhận được sự đón chào của đại đa số khách hàng này.
Cũng cần nhắc lại, Easy Credit không phải là tổ chức duy nhất cho vay tiền mặt trên thị trường, nhưng lựa chọn cho vay tiền mặt là sản phẩm mũi nhọn, lại hướng đến đối tượng khách hàng là người dân ở các tỉnh lẻ ngay từ khi mới thành lập thì Easy Credit đã trở thành cái tên được nhiều khách hàng nhắc tới khi đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân không chỉ ở thành phố mà còn ở vùng sâu vùng xa như: được vay tới 90 triệu đồng, thời hạn thanh toán khoản vay lên tới 60 tháng, biên độ tuổi được phép vay rộng: từ 20-60 tuổi, không giới hạn tình trạng lao động (nhân viên, người lao động tự do, người tự kinh doanh, người về hưu…).
Hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện
Tóm lại, kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng có cạnh tranh, mảng cho vay tài chính tiêu dùng cũng vậy. Nhưng như đã nói ở trên, trong ngành này lợi thế đang được mở ra đối với những công ty có thể tạo nên sự khác biệt cho mình. Lại lấy Easy Credit làm thí dụ, dù mới gia nhập thị trường nhưng các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà công ty này đưa ra từ thiết kế sản phẩm cho đến việc ký hợp đồng tại nhà hoặc địa điểm thuận tiện nhất cho khách hàng cho thấy công ty này đang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mình bằng cách mang đến sự dễ dàng, thuận tiện nhất cho khách hàng.
Hay nói như ông Roman Knaus, Giám đốc Tiếp thị và Sản phẩm của Easy Credit, Easy Credit nổi bật không chỉ ở sản phẩm mà còn nằm ở mức lãi suất linh động. Tùy từng hồ sơ, công ty sẽ tiến hành thẩm định và đề nghị mức lãi suất phù hợp nhất cho từng khách hàng. Sự linh động này nhằm đảm bảo cho khách hàng nhận được lợi ích tối đa từ khoản vay dựa trên năng lực tài chính cá nhân của chính mình.
“Thông qua việc tư vấn khoản vay, Easy Credit mong muốn góp phần nâng cao kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cho khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng của mình, chứ không chỉ đóng vai trò người cho vay đơn thuần. Vì thế, mức lãi suất của Easy Credit hiện rất cạnh tranh, chỉ từ 1,25%/ tháng. Ngoài ra, cần lưu ý thêm là Easy Credit không thu thêm bất kỳ khoản phụ phí nào. Đây chính là cam kết của Easy Credit trong việc đối xử trung thực với khách hàng, tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng tiêu dùng. Easy Credit đang áp dụng phần thưởng hoàn tiền mặt lên tới 20% giá trị khoản vay ban đầu dành cho mọi khách hàng thanh toán khoản vay đúng hạn”, ông Roman Knaus - Giám Đốc Tiếp Thị & Sản Phẩm của Easy Credit nhấn mạnh.
Suy cho cùng, không chỉ Easy Credit mà mỗi một CTTC mới ra đời, ngoài chuyện khách hàng được “ưu ái chăm sóc” thì điểm thú vị nhất vẫn là buộc các công ty cũ như HDSaison, FE Credit, Home Credit, SHB Credit… phải giật mình tìm phương án mới để cạnh tranh. Cuối cùng, chỉ khi nào công ty thực sự là điểm tựa khi cần cho khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất kể trong thời điểm nào, vùng miền nào, ngành nghề nào… mới có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh hiện tại.