Tăng cường kiểm soát tập trung kinh tế
![]() | Điều tra chính thức vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Việt Nam |
![]() | Thương vụ Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh |
Xu hướng mới
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) - Bộ Công thương đã ra quyết định điều tra chính thức vụ việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam. Sẽ phải mất ít nhất là 180 ngày nữa để cơ quan này hoàn thiện hồ sơ (trường hợp cần thiết có thể gia hạn tới 60 ngày), trước khi trình lên Hội đồng Cạnh tranh để xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng câu chuyện đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm.
![]() |
Tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tác động đến thị trường vận tải taxi |
Grab và Uber từng là hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong việc cung cấp ứng dụng đặt xe cho người dùng Việt Nam. Cuộc cạnh tranh trong nhiều năm khiến người tiêu dùng được lợi về giá, đối tác chạy xe có được chiết khấu cao nhưng lại làm nhiều hãng taxi truyền thống “đuối sức”. Tuy nhiên, với việc Grab mua lại Uber Đông Nam Á, nhiều người quan ngại chi phí đặt xe sẽ cao lên, ít khuyến mại hơn và đối tác lái xe có thể còn bị ép thêm để giảm chiết khấu…
Sở dĩ vụ việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber được quan tâm bởi đây là dịch vụ được nhiều người dùng, có những thay đổi tích cực và có lợi cho thị trường trong thời gian qua. Trong khi trên thực tế còn rất nhiều các vụ việc tập trung kinh tế khác diễn ra trong thời gian gần đây, dù có thể không “đình đám” bằng nhưng tác động đến thị trường cũng tương đối lớn.
Tháng 10 năm ngoái, Cục CT&BVNTD tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế do việc CTCP Đầu tư Thế giới di động (Thế giới di động) mua lại 100% cổ phần từ các cổ đông hiện hữu của CTCP Thế giới số Trần Anh (Trần Anh).
Tháng 11 cùng năm, Cục CT&BVNTD đã hoàn thiện báo cáo thẩm định và đưa ra kết luận: Tập trung kinh tế mua lại DN giữa Thế giới di động và Trần Anh đã tác động tới cấu trúc thị trường dịch vụ bán lẻ chuyên doanh các sản phẩm điện máy và công nghệ thông tin theo hướng giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường (từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau, sau khi thực hiện hoạt động tập trung kinh tế, Trần Anh sẽ trở thành công ty con của Thế giới di động). Giao dịch cũng làm gia tăng sức mạnh thị trường của Thế giới di động...
Còn trước đó, khoảng tháng 6/2017, Cục CT&BVNTD cũng đã nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của CTCP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh và CTCP đường Biên Hòa, thông qua hình thức sáp nhập bằng hoán đổi cổ phiếu. Sau khi sáp nhập, CTCP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của CTCP đường Biên Hòa…
Tăng cường kiểm soát
Quan sát trên thị trường thời gian qua, có thể thấy các vụ việc tập trung kinh tế đang có xu hướng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2017, sau khi tiếp cận nhiều vụ việc thì Cục CT&BVNTD đã xử lý 4 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, gồm các giao dịch sáp nhập, mua lại trong các lĩnh vực hóa chất, sản xuất đường và bán lẻ các sản phẩm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và điện máy, sản xuất kinh doanh bia, rượu, nước giải khát.
Các chuyên gia am hiểu về hoạt động DN cho rằng, việc các vụ tập trung kinh tế chủ yếu diễn ra ở các DN đầu ngành, thuộc những ngành có sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian qua, thậm chí, nhiều vụ tập trung kinh tế được tiến hành từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cho thấy quá trình cạnh tranh vừa qua đã đem lại nhiều bất lợi cho DN. Sự cạnh tranh như vậy đã đẩy các DN đầu ngành đến chỗ phải đàm phán với nhau, đưa ra giải pháp hài hòa lợi ích hai bên. Tuy nhiên, thỏa thuận tập trung kinh tế có thể khiến khách hàng của các DN này gặp bất lợi hơn…
“Đây có lẽ đang là một trào lưu, xu hướng mới”, một chuyên gia bình luận. “Đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế, cạnh tranh được đẩy lên rất cao, kéo dài khiến các DN không còn sức chịu đựng, buộc phải ngồi lại với nhau để thỏa hiệp, tìm giải pháp có lợi cho hai bên”, ông này chia sẻ.
Chính vì lẽ đó, tập trung kinh tế là vấn đề được quan tâm, kiểm soát. Và trước xu hướng mới, cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) để Quốc hội thông qua. Theo bản dự thảo, về kiểm soát tập trung kinh tế đã thay đổi cách tiếp cận theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của DN trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh.
Cụ thể là sửa đổi các tiêu chí xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, theo đó bao gồm tổng tài sản,tổng doanh thu, giá trị giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường Việt Nam nhằm giúp DN có thể dễ dàng tự xác định giao dịch tập trung kinh tế có thuộc trường hợp phải thông báo hay không; biện pháp kiểm soát tập trung kinh tế được thực hiện trên cơ sở thẩm định, đánh giá cấu trúc thị trường, mức độ tập trung trên thị trường, tác động cạnh tranh của vụ việc tập trung kinh tế, thay vì dựa trên mức thị phần kết hợp của các bên tham gia tập trung kinh tế như hiện nay; mở rộng phạm vi kiểm soát…
Với quy định pháp luật như vậy, hy vọng rằng các hoạt động tập trung kinh tế sẽ được kiểm soát, đảm bảo hài hòa lợi ích DN, thị trường và người tiêu dùng.
Các tin khác

Imexpharm đặt nền móng vươn tầm châu Á tại ĐHĐCĐ 2025

Doanh nghiệp Việt cần "lột xác" để chinh phục thị trường nội địa

CEO Mai Kiều Liên: Vinamilk đã hoàn thành các bước nền tảng trong chiến lược đổi mới toàn diện

Nắm bắt cơ hội khởi nghiệp sáng tạo

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

Cần Giờ sắp có bệnh viện quốc tế theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm xuất sắc nhất Hoa Kỳ

Đề xuất thí điểm tổ chức Sàn giao dịch thịt heo tại TP. Hồ Chí Minh

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

PV Power: Xanh hóa chiến lược phát triển

Hơn 500 gian hàng góp mặt tại Triển lãm Global Sourcing Fair Vietnam

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam: Vượt sóng trong bối cảnh biến động

Làm mới, tạo lập những động lực tăng trưởng

Áp dụng công nghệ trong quản lý thuế giúp tối ưu hóa quy trình, lợi nhuận

Lễ 30/4-1/5: “Thời điểm vàng” để kích cầu tiêu dùng

Đồng hành triển khai chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
