Thận trọng khi nới room ngoại
![]() | Nới room mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng |
![]() | Nới “room” ngoại: Cân nhắc lợi ích của ngân hàng |
![]() | Nới room tại các ngân hàng: Sự thận trọng cần thiết |
Ngành NH mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu các NH trong nước, đồng thời cũng tin tưởng rằng giai đoạn này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn hơn nữa cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc hút thêm vốn ngoại không phải lúc nào cũng dễ dàng, khi hiện nay quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài của một NHTM Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ.
Trao đổi với một chuyên gia tài chính, vị này cho rằng với quy định hiện tại, có lẽ sẽ khó kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Bởi với nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào ngành NH họ không chỉ đơn thuần nghĩ tới vấn đề đầu tư tài chính, chỉ tham gia góp vốn và hưởng cổ tức. Chưa kể đối với hệ thống NH Việt Nam, sức ép lợi nhuận ngày càng lớn, việc chia cổ tức cũng “lúc có lúc không”. Mà cái đích của các nhà đầu tư nước ngoài là tham gia hoạt động quản trị NH.
![]() |
Nới room cho các nhà đầu tư ngoại cần một lộ trình cụ thể |
Cố vấn cao cấp của một NHTM tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nêu lên một thực tế là vị thế của những nhà đầu tư nước ngoài ở NH Việt này còn rất khiêm tốn. “Họ ở vị trí thiểu số nên nhiều khi muốn thay đổi nhưng không làm được”, vị này cho hay.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu bổ sung: Có sự khác biệt giữa thái độ và mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư châu Á và phương Tây. Đối với các nhà đầu tư châu Á, họ chủ yếu tham gia góp vốn với mục đích có chân trong NH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn đối với đối tượng khách hàng của họ. Còn để quản trị, giúp NH tái cơ cấu thì phần lớn các nhà đầu tư khu vực châu Á ít có mục đích này. Điều này ngược lại với các nhà đầu tư đến từ phương Tây.
Có nhiều năm làm việc tại nước ngoài và cũng là cố vấn cho nhiều NH tại Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn tìm những NH mạnh để rót vốn và e ngại với những nhà băng có sức khoẻ tài chính không ổn định hoặc yếu kém. Bởi theo chuyên gia này, với các NH tiềm lực tài chính quá hạn chế, có nhiều vấn đề thì không những họ phải góp vốn lúc đầu, mà còn phải bỏ ra rất nhiều tiền để tái cơ cấu. Rủi ro là rất lớn. “Trừ khi đó là đầu tư mang tính đầu cơ, qua việc được chấp thuận để làm những mục đích khác”, ông Hiếu thẳng thắn.
Nói như vậy để thấy chúng ta phải xét vào thực tế. Đối với các NH có tiềm lực tài chính tương đối, nếu muốn kêu gọi thêm sự góp vốn của các nhà đầu tư ngoại, nhưng vẫn bị áp mức trần 30%, thì có lẽ vẫn thật khó để hấp dẫn và chào mời vốn ngoại.
Việc mở cửa thị trường tài chính để kêu gọi, đón nhận nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài là xu hướng của nền kinh tế. Trong nhiều nhóm giải pháp của quá trình tái cơ cấu, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu TCTD có thể mang lại những lợi ích quan trọng: giúp cho việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy giải quyết tình trạng sở hữu chéo, cho vay các bên liên quan, nâng cao năng lực quản trị...
Có ý kiến cho rằng trong một số trường hợp đặc biệt có thể để nhà đầu tư nước ngoài được tham gia với tỷ lệ 51% cổ phần sở hữu, đây cũng là kỳ vọng của các nhà đầu tư ngoại. Khi đó họ có thể quản lý và có quyền quyết định trong hoạt động của NH.
Thừa nhận đây là việc bức thiết, nhưng mặt khác, các chuyên gia đều cho rằng việc nới room ngoại trong lĩnh vực NH vẫn rất cần sự cẩn trọng và một lộ trình phù hợp. “Chúng ta không thể mở room một cách quá nhanh. Song trong vòng một năm tới, có lẽ nên xem xét để nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên cao hơn. Để bước sang năm thứ hai tiếp theo có thể cho phép điều chỉnh tiếp”, một chuyên gia bày tỏ.
Bên cạnh đó còn có quan ngại và lo lắng về chuyện nếu nới quá nhiều room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nguy cơ hệ thống bị chi phối. Tuy vậy, chuyên gia nói trên cho rằng điều này không phải quá đáng ngại. Bởi các NH trên thế giới đều được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật rất chặt chẽ. Và NHNN Việt Nam cũng có đủ công cụ để kiểm soát tất cả mọi hoạt động của các nhà đầu tư.
Vừa qua, thị trường ghi nhận thực tế có một số NH ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. “Khoan bàn tới chuyện đó là chiến lược kinh doanh hay không. Nếu để hấp dẫn họ quay trở lại thị trường Việt Nam, chúng ta phải tạo cho họ điều kiện, cơ hội. Họ sẽ trở lại nếu nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự ổn định, điều kiện môi trường tài chính thuận lợi, nợ xấu trong hệ thống dần được tháo gỡ, các NH đang dần đi vào thông lệ quốc tế với trước mắt là Basel II... Song cần trao cho họ một vị trí để kiểm soát được đồng tiền của họ, đó là điều cần thiết”, CEO một NHTM chia sẻ.
Như vậy, cũng cần hiểu rằng mở room là một chuyện, nhưng việc hút được vốn ngoại hay không lại là vấn đề khác. Nếu mở room mà bản thân các NH không minh bạch, hoạt động không hiệu quả, không tự căn chỉnh mình thì việc nới room cũng không có nhiều ý nghĩa.
Các tin khác

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ Ngân hàng

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập hội đồng quản trị người nước ngoài

Ngân hàng đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu

Mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng xanh

Đặt mục tiêu tăng trưởng đến 15%, Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm

Sáng 25/4: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ hộ kinh doanh

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Hoàn thiện chính sách, giải quyết tồn tại để triển khai hiệu quả gói tín dụng 500.000 tỷ

Linh hoạt nắm bắt cơ hội kinh doanh, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng mạnh

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 10 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2025

Xanh hóa để phát triển bền vững
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
