Thông minh với bước tiến ngân hàng số
Chiến lược phát triển của Fintech và ngân hàng số | |
Ngân hàng số: Cơ hội và thách thức | |
TPBank: Ngân hàng số xuất sắc nhất 2017 |
Sự bùng nổ của Internet, điện toán đám mây cũng như sự phát triển mạnh mẽ điện thoại di động và các hệ sinh thái đi kèm đã làm thay đổi hoàn toàn hành vi của người tiêu dùng, làm tiền đề cho sự gia tăng mạnh mẽ các công ty Fintech, bắt buộc các ngân hàng truyền thống phải thay đổi cuộc chơi, chuyển trọng tâm cải thiện năng suất từ hướng tập trung vào ngân hàng sang tập trung vào khách hàng.
Ngân hàng số không có nghĩa là dẹp đi giá trị truyền thống |
Như vậy có thể nói, các ngân hàng, tổ chức thanh toán lớn (Visa, Mastercard, JCB…) không còn là nhân tố chính yếu quyết định thị trường trong tương lai sắp tới, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tham gia thị trường thanh toán, tài chính đầy tiềm năng và chính khách hàng sẽ là yếu tố chủ chốt trong việc định hình thị trường.
Những thay đổi về công nghệ đang được áp dụng trong toàn khu vực Đông Nam Á với tốc độ và quy mô lớn. Mặc dù được mệnh danh là quốc gia của khởi nghiệp, chính Thủ tướng Lý Hiển Long lo sợ rằng Singapore đang thua kém nhiều quốc gia khác về thanh toán điện tử và phát biểu: “Thế giới đang thay đổi. Nếu chúng ta không thay đổi để thích ứng với nó, chúng ta sẽ tụt hậu”. Vậy nguy cơ khiến nhiều ngân hàng Việt Nam bị tụt hậu là không phải không có cơ sở.
Với xu thế phát triển của hoạt động ngân hàng trong tương lai, quá trình chuyển đổi sang công nghệ kỹ thuật số là tất yếu. Trong đó, phương thức và mô hình hoạt động ngân hàng sẽ đứng trước sự thay đổi rất lớn, vừa mở ra những cơ hội mới, vừa đặt ra những thách thức gay gắt cho chính bản thân các ngân hàng, nền kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề pháp lý được đặt ra trong một bối cảnh mới.
Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates đã tin tưởng ngân hàng số sẽ thay đổi cuộc sống hàng triệu người, vậy niềm tin đó có đúng với chúng ta hay không?
Thực tế, câu trả lời tùy thuộc vào định hướng phát triển và phân khúc khách hàng mà từng ngân hàng Việt Nam hướng tới, trong đó, nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng không kém. Các ngân hàng cần nhận thức được việc chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sẽ phải chịu nhiều chi phí ban đầu mà không đem lại lợi ích ngay tức thì. Tổ chức có quy mô càng nhỏ thì sự chuyển đổi càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
Đồng thời, ngân hàng số thành công đúng nghĩa không hẳn là ngân hàng cắt giảm đi càng nhiều chi nhánh, cũng không hoàn toàn đúng là ngân hàng có quầy giao dịch đẹp hoặc ứng dụng trải nghiệm tốt. Một ngân hàng số đúng nghĩa là một ngân hàng đủ tốt để có thể đáp ứng được những nhu cầu tài chính diễn ra hàng ngày, bất cứ lúc nào khách hàng cần đến, làm cho khách hàng tin yêu và sử dụng như một công cụ không thể thiếu. Do đó tương lai thuộc về các tổ chức hiểu biết về khách hàng, nhận thức và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vậy, rõ ràng, khi ngân hàng số xuất hiện, khách hàng là người được hưởng lợi nhiều nhất. Thế nhưng, mỗi một ngân hàng trong công cuộc phát triển cũng cần nhận thức rằng mục tiêu của ngân hàng số là một mô hình ngân hàng số hóa tối đa những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, do đó sẽ có rất nhiều thách thức và ảnh hưởng đến ngân hàng truyền thống trong công cuộc chuyển mình. Chẳng hạn như cơ cấu tổ chức, quy trình làm việc, sản phẩm dịch vụ…
Thậm chí, mỗi ngân hàng số đều phải dính đến vấn đề pháp lý vì việc giao dịch với ngân hàng và khách hàng thông qua kênh kỹ thuật số. Do đó, việc xác minh và xác thực khách hàng hoàn toàn dựa trên nền tảng công nghệ, tối đa và đơn giản hóa các khâu cần xác minh với ngân hàng luôn đi kèm những rủi ro mà ngân hàng cần phải xác định cũng như đảm bảo hành lang pháp lý phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và cho chính ngân hàng. Từ đó, để có thể phát triển thành ngân hàng số thì mỗi ngân hàng cần phải lựa chọn cho mình một bước tiến thông minh, trong đó, có sự hài hòa về lợi ích của cả ngân hàng lẫn khách hàng.