Tiếp sức cho tinh thần khởi nghiệp
Thúc đẩy tiềm năng cho phụ nữ khởi nghiệp | |
Con cá chuồn |
Cụ thể, đến nay bên cạnh Vườn ươm DN thành phố (DNES), nhiều trung tâm sáng tạo, chương trình ươm tạo và không gian làm việc chung đã ra đời. Một số dự án khởi nghiệp Đà Nẵng đã có những thành quả ban đầu từ các cuộc thi kêu gọi nhà đầu tư. Đơn cử như, một số dự án làm mỹ phẩm sạch, nước mắm khô, ứng dụng trí tuệ nhân tạo chatbot... đã được triển khai hiệu quả trong thực tế.
Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành điểm đến khởi nghiệp |
Mới đây, Hội nghị và triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng SURF 2017 với chủ đề “Công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp” đã được thành phố tổ chức. Diễn ra trong hai ngày, SURF 2017 quy tụ gần 3 nghìn lượt khách tham dự gồm các lãnh đạo, đối tác trong và ngoài nước, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân, doanh nhân… cùng 70 gian hàng triển lãm của các công ty, cơ sở đào tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, vòng chung kết cuộc thi thuyết trình ý tưởng khởi nghiệp Pitching Competition được tổ chức với phần tranh tài của 10 dự án: Zody, Invietnam, Ikids, Homecares, Mojitok, Dichoichung, Innaway, Btaskee, Nôi TOB và Sumi. Các dự án này đã vượt qua nhiều đối thủ khác tại vòng loại vào cuối tháng 6/2017 vừa qua. Đây được xem là sự kiện khởi nghiệp có quy mô lớn nhất năm 2017 tại miền Trung.
Được biết, SURF là sự kiện được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2016, nhằm quy tụ tất cả các thành tố của hệ sinh thái, cùng nhau trao đổi, thảo luận nhằm tìm ra định hướng, giải pháp phát triển môi trường khởi nghiệp Đà Nẵng. Đặc biệt, SURF không chỉ tập hợp các hệ sinh thái trong nước mà còn có sự tham gia của một số nước khác trên thế giới…
Theo ông Võ Duy Khương, Chủ tịch Hội đồng điều phối Mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng, xác định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
SURF 2017 là cơ hội để các nhân tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp cùng đánh giá các bước phát triển đã đạt được, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp để hoàn thiện và nâng tầm chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố.
Thời gian qua, để hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp, TP. Đà Nẵng đã chọn cách đi đột phá, khác biệt so với các địa phương khác. Đến nay, địa phương đã thành lập Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố nhằm huy động nguồn lực chung của xã hội phục vụ khởi nghiệp; xây dựng vườn ươm DN trên cơ sở hợp tác công tư đầu tiên của cả nước, và bước đầu đã thu được những hiệu quả.
Hiện, TP. Đà Nẵng đang tích cực triển khai Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung tăng cường xây dựng văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức và đam mê của tuổi trẻ thành phố về khởi nghiệp; Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp; Phát huy vai trò của Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp; thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư tại địa phương;
Đẩy mạnh hoạt động của các vườn ươm DN; xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển khởi nghiệp; Thúc đẩy xây dựng và phát triển mạng lưới đào tạo khởi nghiệp nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp; xây dựng và phát triển các trung tâm, DN tư vấn, kết nối cung cầu công nghệ, tham gia vào hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
Tiếp tục mở rộng hợp tác, liên kết nâng cao năng lực, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; nhân rộng mô hình hợp tác 3 bên: chính quyền - trường học - DN… phấn đấu xây dựng TP. Đà Nẵng thành điểm đến khởi nghiệp, thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế của khu vực Asean.