Tín dụng và độ trễ tăng trưởng kinh tế
Sẽ nhẹ gánh hơn nhờ tài khóa?! | |
Tăng chất cho hoạt động tín dụng | |
Điều hành CSTT có những tiến bộ vượt bậc |
Trên thực tế, những tác động của chính sách tiền tệ đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế chủ yếu là vốn, quy trình này thực hiện thông qua một cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Theo đó, nó rất khác nhau giữa các quốc gia, giữa các thời kỳ phát triển kinh tế về mức độ tác động. Độ trễ của việc thay đổi cung tiền, lãi suất của Ngân hàng Trung ương tác động đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề độ trễ được quan tâm trong lý thuyết kinh tế khi phân tích các tác động của thay đổi chính sách gắn với các yếu tố tiền tệ như tín dụng, lãi suất, tỷ giá... tới các yếu tố vĩ mô như đầu tư, lạm phát.
Ảnh minh họa |
Bởi vậy, các quyết sách chỉ có hiệu quả cao nếu xác định được độ trễ này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không đơn giản, vì cùng một chính sách nhưng độ trễ tác động là rất khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, tác động chính sách sẽ phụ thuộc nhiều các nhân tố khác nhau, như chu kỳ kinh doanh, lòng tin của người tiêu dùng và phản ứng của họ đối với sự thay đổi chính sách. Giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, các sự kiện trong nền kinh tế thế giới và kỳ vọng về lạm phát trong tương lai cũng có tác động quan trọng đến tăng trưởng.
Thực tế Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tín dụng tác động đến tăng trưởng kinh tế là thuận chiều và mức độ tác động đến tăng trưởng ở những giai đoạn khác nhau là không giống nhau, phụ thuộc vào chất lượng đầu tư tín dụng.
Chẳng hạn một số nghiên cứu chỉ ra giai đoạn từ những năm 1990-1999 kết quả mô hình VAR với hàm phản ứng sốc đã cho kết quả ảnh hưởng của cú sốc cung tiền và tín dụng làm thay đổi sản lượng công nghiệp tương ứng 14,1% và 12,7%. Một số nghiên cứu khác cho thấy độ trễ tác động của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay ít nhất là 4-6 tháng. Điều đó có nghĩa, khoản cho vay ngày hôm nay phải ít nhất từ 4-6 tháng tới mới có tác động tạo ra một đồng GDP tăng trưởng.
Đến hết quý I/2017, cả nước có 26.478 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 271,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% về số lượng và 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đăng ký bình quân của một DN thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 30,9%. Nếu tính cả 325,4 nghìn tỷ đồng của các DN thay đổi tăng vốn, thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2017 là 596,6 nghìn tỷ đồng.
Tổng số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong quý I vừa qua là 291,5 nghìn người, bằng 90,5% cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy, mặc dù tăng trưởng kinh tế quý I/2017 chỉ đạt 5,1%, song ADB và HSBC đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 sẽ đạt 6,5%, WB dự báo tăng 6,3%. Tăng trưởng tín dụng quý I/2017 ở mức cao 4,03% so với đầu năm đi liền với những khởi sắc của các DN. Cùng với đó, những nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN sẽ tạo đà cho tăng trưởng kinh tế những tháng còn lại của năm.