Trung Quốc: Tín dụng vẫn tăng nhanh dù đang trên “quỹ đạo nguy hiểm”
Thống đốc NHTW Trung Quốc cảnh báo nợ của doanh nghiệp quá cao | |
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối tăng tháng thứ 8 liên tiếp lên 3.109 tỷ USD | |
Thống đốc NHTW Trung Quốc kêu gọi mở cửa khu vực tài chính |
Ảnh minh họa |
Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố mới đây, tổng các khoản cho vay mới ròng bằng đồng nhân dân tệ của các ngân hàng Trung Quốc đạt 1,27 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 193,05 tỷ USD) trong tháng 9. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của Reuters là 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ, và cũng tăng mạnh so với con số 1,09 nghìn tỷ nhân dân tệ của tháng 8.
Trong đó các khoản cho vay hộ gia đình chiếm 58% trong tổng số nợ mới trong tháng trước, tuy có giảm so với tỷ lệ 61% trong tháng 8, song theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của PBoC, con số tuyệt đối nợ cho vay mới hộ gia đình, chủ yếu là nợ thế chấp, đã tăng lên 734,9 tỷ nhân dân tệ vào tháng 9 từ 663,5 tỷ nhân dân tệ vào tháng 8.
Theo tính toán của Wen Bin - một nhà kinh tế tại Ngân hàng Minsheng ở Bắc Kinh, các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh trong quý 3 khi tăng 1,53 nghìn tỷ nhân dân tệ, gần gấp 3 lần so với năm ngoái. “Một phần của dòng tiền này đang chảy bất hợp pháp vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán”, Wen nói.
Trong khi cho vay mới đối với doanh nghiệp đạt 463,5 tỷ nhân dân tệ tháng 9, giảm so với mức 483 tỷ nhân dân tệ hồi đầu tháng.
Cung tiền M2 tăng 9,2% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự báo của giới chuyên môn là tăng 8,9%, tương tự như tháng 8. Sự tăng trưởng này một phần là do “sự gia tăng về tín dụng và tiền gửi tài chính theo mùa”, Wen nói.
Tổng nguồn vốn xã hội (TSF), một thước đo rộng hơn về tín dụng và thanh khoản trong nền kinh tế, đã tăng lên mức 1,82 nghìn tỷ nhân dân tệ vào tháng 9 từ 1,48 nghìn tỷ nhân dân tệ của tháng 8.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng giảm thiểu các loại rủi ro tài chính và làm chậm lại tốc độ gia tăng nợ mà không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đó, lần đầu tiên trong năm nay, các ngân hàng được yêu cầu hàng quý phải báo cáo cho ngân hàng trung ương về các sản phẩm quản lý tài sản ngoại bảng để cho các nhà chức trách hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính.
Nhưng kết quả của chiến dịch “giảm rủi ro” nay là khá trái ngược. Mặc dù các nhà quản lý dường như đã có những bước đi tốt trong việc giảm rủi ro trong hệ thống tài chính từ việc cho vay ngân hàng liên ngân hàng và ngân hàng ngầm - vốn được cho là mối đe dọa trước mắt đối với hệ thống - và cho phép chi phí vay mượn tăng. Các nhà cho vay cũng đã chuyển nhiều hơn các khoản tín dụng vào sổ sách của họ và bán ra một số tài sản có chất lượng thấp hơn.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao và có rất ít bằng chứng cho thấy các công ty sử dụng lợi nhuận năm nay để giảm đáng kể gánh nặng nợ khổng lồ của mình.
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P đã hạ bậc xếp hạng nợ có chủ quyền của Trung Quốc vào tháng 9, cho biết các nỗ lực giảm rủi ro nợ không nhanh như mong đợi và tín dụng vẫn đang mở rộng quá nhanh.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã cảnh báo trong năm nay rằng tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc đang trên “quỹ đạo nguy hiểm” và kêu gọi nước này “hành động dứt khoát”.
Trong khi Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cho biết vào cuối năm 2016 rằng nợ tăng nhanh quá mức đã báo hiệu một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong 3 năm tới.