USD tăng giá gây rủi ro với các thị trường mới nổi
TIN LIÊN QUAN | |
USD tăng giá trở lại trước phát biểu của Thống đốc Fed New York | |
USD tăng giá: Không có nghĩa là đầu tư sẽ lãi | |
Khả năng Fed tăng lãi suất hỗ trợ đồng USD tăng giá |
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2011. Ảnh - Kirill Kukhmar/TASS |
Với dữ liệu công bố hôm thứ Tư về kinh tế Mỹ ghi nhận kết quả ấn tượng đối với ngành dịch vụ nước này, và số liệu về lao động phi nông nghiệp sẽ được công bố thứ Sáu tới dự kiến cũng sẽ rất tốt, đồng đô la đã đạt mức giá cao nhất trong 11 tháng so với đồng yên; lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2011. Trong khi đồng bảng Anh giảm xuống dưới mức 1,30 USD/GBP.
Việc lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đưa đến cảnh báo rằng Cục Dự trữ Liên bang, dưới thời của Chủ tịch có quan điểm thắt chặt tiền tệ Jerome Powell, có khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay và năm tiếp theo, từ mức 2,25% hiện tại. Điều này sẽ gây bất lợi cho các thị trường mới nổi bởi nó sẽ kích thích các dòng đầu tư nước ngoài chảy khỏi các thị trường này, đồng thời gia tăng áp lực lên các đồng nội tệ.
Đồng đô la Úc, được xem là một đại diện cho đồng tiền của các thị trường châu Á mới nổi, đã tụt xuống dưới ngưỡng giá 0,71 USD/AUD và có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Đồng rupee của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất so với USD vào sáng thứ Năm, trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm.
Nhân dân tệ của Trung Quốc, quốc gia vốn đã phải chịu tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang, cũng không thể “miễn dịch”. Tỷ lệ nhân dân tệ ra giao dịch trên thị trường quốc tế đã ở mức 6,9 CNY/USD.
“Đây là một cơn bão tăng giá USD thực sự,” Chris Weston từ công ty giao dịch trực tuyến Pepperstone ở Melbourne (Úc) nói. “Biểu hiện về kinh tế mạnh mẽ khiến Fed sẽ thấy rất thoải mái để tăng lãi suất lên mức cao hơn”.
Rất nhiều quốc gia đã phát hành nợ bằng USD và khi giá đồng tiền này tăng lên, mức nợ sẽ tiếp tục nở rộng.
Lợi suất trái phiếu cũng tăng trên khắp châu Á trong điều kiện thị trường tài chính thắt chặt, điều này càng thêm nguy hiểm khi vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề ở các nền kinh tế.
“Một nền kinh tế năng động đang hiện diện trong bức tranh kinh tế toàn cầu ngay lúc này - nước Mỹ đang phát triển “bùng nổ”, trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới hoạt động kinh tế chậm lại hoặc thậm chí trì trệ”, Kevin Logan, nhà kinh tế HSBC cho biết.
“Một Cục Dự trữ Liên bang đang tăng lãi suất để ngăn chặn nền kinh tế Mỹ khỏi phát triển quá nóng, nhưng đồng thời cũng đang hạn chế các lựa chọn chính sách của các quốc gia mà chính sách tài chính đang thắt chặt, trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng.”
Chỉ số thị trường mới nổi MSCI (bao gồm chứng khoán của 23 thị trường các nền kinh tế mới nổi) ghi nhận chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (không gồm Nhật Bản) đã giảm 1,1% trước tác động của diễn biến vừa qua, trong đó Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Đài Loan đều giảm. Ngay cả chỉ số Nikkei cũng giảm 0,2%.
Các nhà đầu tư giờ đây dự đoán tới 80% Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 năm nay và cũng đã điều chỉnh tăng dự báo về mức lãi suất có thể tăng thêm. Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã lên mức 3,18%, tăng 12 điểm cơ bản so với phiên trước vào cuối giờ giao dịch hôm qua, lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2011. Đây cũng là mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ kết quả gây sốc của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016.