Vàng tăng nhẹ nhờ kỳ vọng Fed chưa thể tăng lãi suất
Kinh tế Mỹ nhiều tín hiệu tích cực, nhưng Fed chưa thể tăng lãi suất | |
NHNN sẵn sàng các phương án để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết | |
Giá vàng cao, cẩn trọng tích lũy |
Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI trong 7 ngày qua |
Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã tăng giá mua vào vàng SJC 80.000 đồng/lượng và tăng giá bán ra 50.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM lên 36,30 – 36,58 triệu đồng/lượng; còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 36,30 – 36,60 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DN này vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng hơn 1 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cũng nâng giá mua – bán vàng SJC của mình lên 36,40 – 36,50 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối giờ chiều qua. Hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI cũng đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi gần 1 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó giá vàng thế giới đã tăng nhẹ trở lại lên quanh 1.320 USD/oz ngay trước thềm cuộc họp chính sách tháng 7 của Ủy ban thị trường mở Mỹ (FOMC). Sở dĩ như vậy do thị trường không kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất tại kỳ họp lần này do lo ngại rủi ro Brexit.
Hiện giá vàng kỳ hạn tháng 8 đã nhích lên 1.320,1 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đang xoay quanh 1.320 USD/oz.
Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng giá vàng sẽ chỉ biến động trong biên độ hẹp ể chờ kết quả cuộc họp của FOMC. Mặc dù việc Fed khó có thể tăng lãi suất tại kỳ họp lần này đã được thị trường dự báo từ sớm lên không có nhiều tác động đến thị trường; song điều mà giới đầu tư chờ đợi chính là những tuyên bố của Fed sau đó. Nếu Fed tỏ ra bi quan, nhiều khả năng giá vàng sẽ lại phục hồi và ngược lại.
Vẫn còn một sự kiện nữa đang nằm trong vòng quan sát của giới đầu tư đó là cuộc họp chính sách của NHTW Nhật (BOJ) diễn ra ngày 28-29/7 – cuộc họp được dự kiến BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng thêm tiền tệ. Tuy nhiên tác động của yếu tố này đến giá vàng khá đa chiều.
Việc BOJ cắt giảm lãi suất sâu hơn cũng như có thể bơm thêm tiền vào nền kinh tế là một yếu tố có lợi đối với vàng. Tuy nhiên điều đó cũng làm cho đồng USD tăng giá so với yên Nhật, qua đó lại tạo áp lực đến giá của kim loại quý này.