Vietjet thành công khi làm thương hiệu
“Hè bay Free, đi thỏa thích” cùng Vietjet | |
Hành khách Vietjet trúng máy bay 1 kg vàng | |
Chắp cánh bay xa |
Có thể nói, bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2011, CTCP Hàng không VietJet (VJC) đã có những bước phát triển thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn. Áp dụng thành công mô hình hàng không giá rẻ, sử dụng nguồn vốn hiệu quả để mở rộng đội bay và quảng bá thương hiệu bài bản đã giúp công ty khai phá thị trường nội địa tiềm năng mà những người anh em đi trước không làm được. Và như thế, VietJet Air đã trở thành “câu chuyện cổ tích” trong ngành hàng không Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Đến nay, VJC đã chứng minh được năng lực của DN trước rất nhiều cổ đông và nhà đầu tư khi thông qua một số quyết định quan trọng như: Nâng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN từ 30% lên 49%; Phát hành cổ phiếu ESOP giai đoạn 2017-2019 không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành cho mỗi năm; Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến năm 2017 là 50%, trong đó tiền mặt tối đa 30%...
Phải thừa nhận rằng, về tình hình hoạt động kinh doanh, năm 2016, doanh thu thuần và LNST của VJC đạt lần lượt 27.499 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ) và 2.496 tỷ đồng (tăng 113% so với cùng kỳ), cao hơn kế hoạch lần lượt là 3% và 9%. Từ đó, VJC tự tin đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2017 lần lượt là 42.018 tỷ đồng và 3.395 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 53% so với cùng kỳ và 36% so với cùng kỳ.
Điều này khiến giới đầu tư cũng như cổ đông khá bất ngờ khi mà mới cách đây chỉ 2 tuần, VJC còn bị bủa vây, từ đề xuất áp giá sàn vé máy bay đến nguy cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Nhưng tình hình đã xoay chuyển nhanh chóng. Các yếu tố bất lợi bên ngoài đã tạm được dẹp bỏ, và khả năng tăng trưởng bây giờ sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nội lực của VJC. Theo đó, giai đoạn 2017-2019 hứa hẹn tiếp tục là những năm thành công cho VJC nhờ thị trường nội địa đang tăng trưởng và nhiều tuyến bay quốc tế chưa được khai phá.
Nhìn chung, về mặt thương hiệu, VJC đã thành công và đến thời điểm này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, đối với những nhà phân tích chuyên nghiệp, giới này cho rằng nhà đầu tư hay cổ đông cần có cái nhìn dài hạn trong sự phát triển.
Ngoài ra, việc chỉ có 3,5 triệu cổ phiếu (tương đương 1,2% vốn cổ phần) được VJC phát hành trước đó cho một số nhà đầu tư khiến cho lượng cung cổ phiếu quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường. Sức nóng của VJC có thể khiến nhà đầu tư trả giá cao cho mức EPS tổng của DN mà quên rằng một phần không nhỏ lợi nhuận của VietJet (hơn 1/2 trong năm 2016 và hơn 1/3 trong năm 2017) đến từ giao dịch bán máy bay, vốn không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi…