Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối thoại chính sách bảo hiểm với DN Nhật Bản
Đề xuất chi 23.000 tỷ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động Không nên rút bảo hiểm xã hội một lần Bổ sung quy định nhằm xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội |
![]() |
Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. |
Chiều ngày 24/10, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng DN để đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định. Trong đó, việc tổ chức đối thoại với cộng đồng DN nói chung và DN FDI nói riêng về chính sách BHXH, BHYT là hoạt động thường xuyên của ngành, bên cạnh nhiều hoạt động, hình thức khác như tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn ý kiến chuyên gia, trao đổi thông tin, tài liệu tham khảo… nhằm thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động.
Tính đến tháng 9/2023, BHXH Việt Nam đang phục vụ hơn 92 triệu người dân tham gia BHYT và 17,5 triệu người tham gia BHXH, chiếm gần 40% lực lượng lao động. Riêng khối DN Nhật Bản, hiện có hơn 2,1 nghìn DN với số lao động tham gia BHXH là 547,1 nghìn người, trong đó có 545.500 lao động Việt Nam và 1.600 lao động nước ngoài; số thu BHXH chiếm hơn 13% tổng thu của khối DN FDI tại Việt Nam.
“Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch và hậu đại dịch Covid-19, các DN FDI trong đó có các DN Nhật Bản đã có nhiều giải pháp để duy trì ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, “giữ chân người lao động, đóng góp quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đa số các DN Nhật Bản đều chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Việt Nam, trong đó có chính sách pháp luật về BHXH, BHYT”, ông Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ.
Với vai trò là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng DN và người lao động.
Đáng chú ý, như việc tham mưu trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 47,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,2% trên tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực cải cách, đổi mới và phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự hài lòng của người dân và DN. Đến nay, ngành này đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chuyển đổi số nhanh chóng trong từng khâu nghiệp vụ giúp DN, người dân, người lao động tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHXH, BHYT.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Thế Mạnh, việc triển khai ứng dụng VssID- BHXH với hơn 32 triệu người dùng hiện nay đã tạo bước đột phá trong việc mang lại nhiều tiện ích giúp người dân, DN tiết kiệm thời gian, chi phí khi giao dịch với cơ quan BHXH.
Nhằm tiếp tục lan toả hiệu quả của ứng dụng VssID trong cộng đồng DN, tại Hội nghị này, BHXH Việt Nam ra mắt ứng dụng VssID phiên bản tiếng Nhật giúp người lao động Nhật Bản thuận lợi hơn trong quá trình tham gia BHXH, BHYT.
Tại hội nghị, ông Yamada Takio - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, số lượng công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên hằng năm.
Năm 2023, Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam đã lên tới khoảng 2.000 công ty thành viên. Đây là Hiệp hội DN Nhật Bản tại nước ngoài lớn nhất trong khối ASEAN và đứng thứ hai trên thế giới.
Ông Yamada Takio cho rằng, cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam, đòi hỏi các công ty Nhật Bản cần hiểu và thực hiện tốt các quy định, chính sách BHXH của Việt Nam để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động tại công ty mình.
Vì vậy, hội nghị này sẽ tạo cơ hội giúp các DN Nhật Bản nắm bắt thông tin và tìm hiểu sâu về chính sách BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Việt Nam để triển khai thực hiện ngày càng tốt hơn. Hiện nay, với việc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH sẽ đem tới sự thay đổi của hệ thống BHXH của Việt Nam trong tương lai, từ đó có tác động rất lớn tới xu hướng đầu tư từ các công ty Nhật Bản.
Bên cạnh việc thông tin về bức tranh khái quát tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT của khối DN FDI Nhật Bản, hội nghị đã dành thời gian để đại diện cơ quan BHXH và các DN FDI Nhật Bản cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các vấn đề liên quan góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH, BHYT, tạo điều kiện để DN kinh doanh, đầu tư hiệu quả, ổn định và bền vững tại Việt Nam và đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người lao động.
Theo đó, với các nội dung thuộc thẩm quyền của ngành, BHXH Việt Nam sẽ tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện các quy trình thủ tục nội bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN FDI trong quá trình tham gia BHXH, BHYT.
Với các nội dung ngoài thẩm quyền của ngành, BHXH Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến để gửi các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam xem xét, giải quyết… nhằm thực hiện mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động khối FDI tại Việt Nam theo quy định, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển của các DN FDI và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các tin khác

Tận dụng khủng hoảng để cải cách nội tại và thay đổi tư duy xuất khẩu

VCCI và AmCham đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam

Tôn mạ Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%

Các bước đi khẩn trương trong ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

An ninh mạng thách thức doanh nghiệp Việt

Ngành gỗ Việt Nam trước thách thức thuế quan mới của Mỹ

Thích ứng và hợp tác để vượt qua cơn bão thuế quan

Để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghiệp đường sắt

Bộ Công Thương: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan

UOB Việt Nam cấp tín dụng xanh cho thủy sản Nam Việt thúc đẩy nuôi trồng bền vững

Hoãn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất đến hết năm 2025

Smart Train và CFA Institute hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao về đầu tư tài chính

Ngành xi măng Việt Nam: Lời giải nào cho bài toán cung vượt cầu?

Ngành điện kỳ vọng khởi sắc trong năm 2025 sau một năm phân hóa lợi nhuận

Minh bạch tài chính - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
