Chia sẻ gánh nặng chi phí cho ngân hàng
![]() | Huy động tổng lực để nền kinh tế bật dậy sau dịch |
![]() | Ngành Ngân hàng cam kết đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế |
Cước phí dịch vụ ngân hàng đang bị đội giá cao
Tại Công văn gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ cho các đối tượng, DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế như TS. Võ Trí Thành, ngân hàng là một trong những ngành không chỉ sớm đưa ra quyết sách mà các giải pháp triển khai trong thực tế khá nhanh và bước đầu nhận được phản ứng tích cực của thị trường như cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay và chính sách giảm phí.
![]() |
Việc giảm cước nhắn tin sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho ngân hàng |
Đơn cử như chính sách miễn, giảm phí, đến nay đã có 44/45 ngân hàng thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, chiếm 99,7% thị phần đã miễn giảm phí; nhiều loại phí được giảm từ 75-100% mức phí cũ. Thông tin về tình hình giảm phí cho khách hàng, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, hiện các mức phí giao dịch thanh toán điện tử của ngân hàng đều đưa về 0 đồng.
Tuy nhiên, các TCTD cho biết, việc giảm phí của họ đang gặp phải trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông dành cho các ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với những tin nhắn thông thường. Cụ thể, MobiFone và VinaPhone đang áp dụng mức 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Tương tự, Viettel là 500 đồng/tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Vietnammobile, Beeline áp dụng 280-400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng.
Trường hợp sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn - SMS Branding của đơn vị trung gian, các ngân hàng đều phải chịu mức cước là 800 đồng/tin nhắn và tuỳ theo phân khúc, khối lượng tin nhắn phát sinh mà các ngân hàng được chiết khấu với mức khác nhau. Nhưng sau khi trừ chiết khấu, mức giá cước trung bình vẫn khoảng 720 đồng/tin nhắn.
Trong khi đó tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ chỉ ở mức 250 - 300 đồng/tin nhắn. Có nghĩa mức giá cước tin nhắn mà các DN viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường.
Giảm áp lực tài chính cho ngân hàng
Mặc dù hiện nay, ngoài tin nhắn SMS ngân hàng cũng đang có một số kênh khác để tương tác thông tin tới khách hàng với chi phí thấp như tin nhắn thông báo trên ứng dụng, tạo ứng dụng tự sinh OTP... Tuy nhiên, tin nhắn SMS vẫn là phương thức thông báo được đa số các ngân hàng, khách hàng lựa chọn, đặc biệt là tin nhắn SMS-Brandname với nhận diện riêng của ngân hàng, để tránh kẻ gian giả mạo, lừa đảo khách hàng. Việc duy trì, sử dụng tin nhắn SMS cho thấy là một nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng chứ không nhằm mục đích kinh doanh. Do vậy, các công ty viễn thông thu mức phí cao gấp nhiều lần so với mức thông dụng là chưa hợp lý.
Trong khi đó, hiện hầu hết các ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng, nên với mức cước như trên, các ngân hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. “Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước”, Công văn của Hiệp hội Ngân hàng nhấn mạnh.
Trước thực tế trên, để đồng hành, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng khi thực hiện chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho nền kinh tế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các DN viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng.
Đứng trên giác độ các ngân hàng, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cũng kiến nghị, nếu được giảm phí cước dịch vụ viễn thông, ngân hàng giảm áp lực tài chính vì phí thanh toán điện tử ngân hàng liên quan chặt chẽ đến cước phí thanh toán viễn thông. Việc giảm phí cước cũng sẽ giúp ngân hàng có thể có thêm nguồn lực tài chính để tính toán giảm lãi suất cho vay cho khách hàng.
Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trong tinh thần chung, tất các cả bộ, ngành đều phải nỗ lực chia sẻ thì đề xuất giảm phí cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng là hoàn toàn phù hợp. “Mức giảm bao nhiêu các nhà mạng tính toán hài hoà hợp lý nhưng vì cái chung cố gắng càng giảm được nhiều càng tốt. Thời gian áp dụng ưu đãi giảm phí nên là 5 tháng, hoặc đến khi hết dịch trên toàn cầu và có thể là đến hết năm. Quan trọng là thời gian thực hiện hỗ trợ càng sớm càng tốt để ý nghĩa của chính sách sớm được lan toả, mang lại hiệu quả cao”, TS. Võ Trí Thành đưa ra quan điểm.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tại thời điểm này việc giảm phí cước tin nhắn là rất cần thiết. Vì số lượng tin nhắn giao dịch qua các công ty viễn thông tại ngân hàng là rất lớn. Nếu giảm được 50% là tốt nhất, còn nếu tốt hơn nữa có thể giảm bằng cước phí tin nhắn cho các cá nhân. Điều đó không chỉ tốt đối với ngân hàng mà thể hiện sự chung tay đóng góp cùng nền kinh tế sớm vượt qua đại dịch này. Đặc biệt nên kéo dài đến hết năm 2020. Bởi giả sử đến hết quý II dịch bệnh này được kiểm soát, thì hệ thống ngân hàng cần ít nhất 6 tháng để củng cố ổn định lại hoạt động, gia tăng khả năng sinh lời. Vì vậy, việc giảm phí ít nhất đến cuối năm. “Tác động của dịch bệnh thay đổi từng ngày, thậm chí dự báo kịch bản xấu từ tác động dịch bệnh là cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Với đề xuất hợp lý như vậy thì càng phải sớm triển khai. Trong bối cảnh này mỗi thành phần kinh tế đều phải có sự chung tay góp sức giảm gánh nặng cho toàn xã hội”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
Các tin khác

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của LPBank

Agribank trao giải Đặc biệt trị 1 tỷ đồng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ Ngân hàng

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập hội đồng quản trị người nước ngoài

Ngân hàng đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu

Mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng xanh

Đặt mục tiêu tăng trưởng đến 15%, Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm

Sáng 25/4: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ hộ kinh doanh

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Hoàn thiện chính sách, giải quyết tồn tại để triển khai hiệu quả gói tín dụng 500.000 tỷ

Linh hoạt nắm bắt cơ hội kinh doanh, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng mạnh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
