Chủ tịch WB: Nợ của các nước tiên tiến chất thêm gánh nặng lên kinh tế thế giới
![]() |
Phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G-7 và thống đốc ngân hàng trung ương ở Nhật Bản, Malpass nhấn mạnh rằng mức nợ toàn cầu cao kỷ lục cần phải được giải quyết để lập lại sự ổn định.
“Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao hơn bao giờ hết”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng các nước đang phát triển cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. ″Điều đó có nghĩa là các nền kinh tế phải làm việc cật lực hơn nữa chỉ để trả nợ”.
WB đã nhấn mạnh sự cần thiết phải minh bạch trong việc xử lý nợ gia tăng, trong bối cảnh đang xuất hiện hàng loạt vấn đề, bao gồm căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng và lạm phát dai dẳng.
Tháng trước, tổ chức này đã chủ trì Hội nghị bàn tròn về nợ có chủ quyền toàn cầu tại Washington DC và nhấn mạnh lời kêu gọi chia sẻ thông tin để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ trên thế giới.
Trong báo cáo công bố vào tháng 12 năm ngoái, WB cho biết tổng nợ nước ngoài của các nước thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,6% theo giá trị danh nghĩa lên 9 nghìn tỷ USD .
Đối với tất cả các quốc gia, Viện Tài chính Quốc tế đã ước tính vào đầu năm nay rằng giá trị danh nghĩa của nợ toàn cầu đã giảm xuống thấp hơn so với mức của năm 2020, ở mức dưới 300 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
“Một trong những vấn đề đối với các nền kinh tế tiên tiến là cố gắng xây dựng một môi trường ổn định để thúc đẩy tăng trưởng trở lại, điều thực sự quan trọng đối với thế giới vào thời điểm này”, Malpass nói.
“Lãi suất phi rủi ro đã tăng lên từ các nền kinh tế tiên tiến, nhưng chênh lệch tín dụng cũng mở rộng đối với các nước đang phát triển”, ông nói.
Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cho biết mức lãi suất mà một nhà đầu tư có thể mong đợi kiếm được từ một khoản đầu tư không có rủi ro.
“Các nhà đầu tư luôn lựa chọn các nền kinh tế tiên tiến, an toàn nhất trước tiên, vì vậy những gì còn lại mới có thể chảy vào các nước đang phát triển, và chừng đó là không đủ”, Malpass nói, đồng thời cho biết thêm rằng các nền kinh tế kém phát triển hơn sẽ phải đối mặt với “sự sụp đổ kép”: chi phí gánh nặng nợ gia tăng và không có cơ hội để đảo ngược tình thế”.
Các tin khác

Sự độc lập của Fed có đang lung lay?

Thuế quan định hình lại lộ trình lãi suất của các NHTW lớn

Ông Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed chậm cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed khuyến nghị không vội giảm lãi suất do rủi ro lạm phát tăng cao

Chuyên gia và nhà đầu tư vẫn lạc quan về giá vàng thế giới trong tuần tới

Đằng sau lãi suất 2,25%: ECB ứng phó thế nào trước cú sốc thương mại toàn cầu?

Đồng Ruble Nga đã tăng hơn 40% so với USD

Nhật Bản không thao túng thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng yên

Ông Trump lại chỉ trích Chủ tịch Fed vì không giảm lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát tiếp tục duy trì trên 3% khiến BoJ khó xử

Ông Trump hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

ECB tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ kinh tế trước thuế quan mới của Mỹ

Có nên sử dụng đồng yên làm đòn bẩy để hạ giá USD?

ECB sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước rủi ro từ thuế quan

Giá dầu bật tăng nhờ lệnh trừng phạt Iran và cam kết cắt giảm từ OPEC
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
