Chuyển đổi số ngân hàng: Ngôi sao nào dẫn đường?
![]() | Doanh nghiệp Việt vẫn “bình chân như vại” trước chuyển đổi số |
![]() | Dù còn nhiều thách thức, nhưng chuyển đổi số sẽ thành công |
![]() |
Nếu nói về số hóa hoạt động ngân hàng, có thể tính từ thời điểm ra đời chiếc máy ATM của John Shepherd-Barron vào năm 1967 dựa trên ý tưởng máy bán chocolate tự động đang thịnh hành ở thời điểm đó và được đặt tại một chi nhánh của Ngân hàng Barclays (Anh Quốc). Sau đó là sự ra đời của mô hình ngân hàng trực tuyến (online banking) đầu tiên vào năm 1983 tại Hoa Kỳ, rồi Anh, Pháp cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản như chuyển tiền, truy vấn tài khoản, thanh toán hoá đơn điện/nước…
Ngày nay cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự giao thoa của các công nghệ số - vật lý - sinh học và phát triển theo cấp số nhân đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức mà con người sống, làm việc và điều hành xã hội. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đẩy mạnh số hóa là tất yếu đối với ngành Ngân hàng.
Khi không còn sự độc quyền…
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống thì số hoá hoạt động ngân hàng hứa hẹn sẽ đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt và khác biệt của hệ thống ngân hàng so với trước. Tuy nhiên, để thích nghi và làm quen với cái mới, chắc chắn sẽ có những thách thức mà mỗi nhà băng phải nhìn nhận để đối diện và hoá giải nó. Chuyển đổi số vừa phải gia tăng hiệu quả, vừa phải đảm bảo sự an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD song vẫn phải hạn chế được các tác động tiêu cực có thể xảy ra; đòi hỏi phải nhanh chóng có các chính sách phù hợp với các mô hình hoạt động mới, các chủ thể mới tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng…
Nhưng thách thức lớn nhất lại nằm ở tư duy thay đổi và cách thức ứng dụng công nghệ khi nhiều dịch vụ tài chính, ngân hàng không còn độc quyền của các TCTD như nhiều năm về trước. Ví dụ Fintech - các công ty công nghệ tài chính - đang sinh sôi nảy nở và phủ rộng khắp toàn cầu. Fintech tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhờ sáng tạo sản phẩm vượt trội so với ngân hàng truyền thống, dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn ngân hàng truyền thống, và Fintech cung cấp một mảng dịch vụ tài chính đơn lẻ, nâng cao trải nghiệm khách hàng - đó chính là thách thức mà nhà băng phải nhìn nhận để có giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Trong một hội thảo về chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) đã thẳng thắn nhìn nhận rằng, nếu như không có Fintech thì Mobile Banking của các ngân hàng sẽ khó có thể phát triển như ngày nay. Theo diễn giải của ông Dũng, cách đây hơn chục năm, nhiều ngân hàng Việt Nam đã trang bị Mobile Banking rồi, nhưng nếu xét trên diện rộng thì chưa thật hiệu quả. Phải cho tới khi có sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, thì Mobile Banking và Internet Banking gần như thay đổi hoàn toàn. Bởi đơn giản, có Fintech tức là ngân hàng có cả một hệ sinh thái số.
Như đã nói ở trên, Fintech tập trung vào các dịch vụ đơn lẻ như tư vấn tài chính, thanh toán, ngoại hối, cho vay... với thế mạnh công nghệ, các công ty này đem lại các dịch vụ tài chính tương tự ngân hàng, nhưng trải nghiệm lại tốt hơn, tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn và chi phí thấp hơn. Đối tượng khách hàng hiện nay ưa thích sử dụng công nghệ đã không còn chỉ dừng lại ở thế hệ X, Y nữa mà chỉ trong tương lai gần, thế hệ Z (1995 - 2012) và Alpha (2013 - 2025) sẽ thống lĩnh. Nếu có nhu cầu chỉ với một chiếc điện thoại, họ có thể làm được tất cả các dịch vụ của tài chính một cách nhanh, tiện lợi nhất và hiệu quả nhất. Và ngân hàng sẽ phải tính tới chuyện này - nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ông Trần Viết Huân - chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của Microsoft chia sẻ, một trong những bài học được Microsoft rút ra từ hơn 1.000 dự án chuyển đổi số với khách hàng bao gồm nhiều ngân hàng với quy mô khác nhau là quá trình chuyển đổi số thường được bắt đầu với những cuộc cách mạng “vi mô”. Theo ông Huân, lựa chọn chiến lược thứ nhất là việc tạo ra trải nghiệm vượt xa mức kỳ vọng của khách hàng, giúp ngân hàng được tổ chức xung quanh việc kết nối với khách hàng. Lựa chọn chiến lược thứ hai, cho phép ngân hàng tổ chức các giải pháp tài chính xuyên suốt được dẫn dắt từ nhu cầu của khách hàng và được xây dựng dựa trên sự khác biệt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Nắm cơ hội để đi đường dài
Nói về tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, giới chuyên gia đều đồng quan điểm rằng, Việt Nam có lợi thế khi dân số hơn 96 triệu người với cơ cấu dân số tương đối trẻ (người trưởng thành xấp xỉ 70%), trong đó 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh; có 130 triệu thuê bao di động; 51 triệu thuê bao internet di động kết nối 3G/4G phủ sóng toàn quốc; 64 triệu người dùng internet chiếm 67% dân số. Chưa kể, thương mại điện tử tăng trưởng cao (30%/năm) và Việt Nam đang là nền kinh tế đứng thứ 2 Đông Nam Á (12 tỷ USD), tăng trưởng 40%/năm. Thế hệ Z (1995+) hiện chiếm 4% khách hàng của ngân hàng trong 10 năm nữa sẽ là nhóm khách hàng chủ lực khi chiếm tới 40% dân số.
Thực tế, thời gian qua, các TCTD ở Việt Nam đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ để tối ưu hoá sản phẩm, dịch vụ và bước đầu chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng số hoá với các giải pháp ngân hàng tự động, ngân hàng số. Đây có thể xem là thời điểm thích hợp để hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam có bước chuyển mình, nhanh chóng bắt kịp với tốc độ và trình độ phát triển của các hệ thống tài chính - ngân hàng tiên tiến trên thế giới.
Vì lẽ đó TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các ngân hàng phải coi là chiến lược cốt lõi, không dừng lại ở quan điểm chỉ là một dự án về công nghệ thông tin. Theo khảo sát của Vụ Thanh toán, tại Việt Nam hiện có khoảng 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 59% ngân hàng đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế.
Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp (học máy, sinh trắc học, ứng dụng trợ lý ảo, ứng dụng mobile app…) và quy trình (dữ liệu lớn, hệ thống giao dịch trực tuyến, tức thời, quy trình xử lý các nghiệp vụ tự động). Việc chuyển đổi về nền tảng dữ liệu (phân tích dữ liệu, ứng dụng lập trình mở, chuỗi khối, đám mây…) mới được nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Xác định năm 2019 là năm chiến lược về chuyển đổi số, nhắc tới nguyên tắc thực hiện chuyển đổi số, ông Phạm Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT Vietcombank cho hay: Chúng tôi lấy khách hàng làm trọng tâm trong các sáng kiến chuyển đổi số nhằm đem lại giá trị cho khách hàng là bí quyết để thành công.
Theo đó, cần phát triển song song năng lực nền tảng và xây dựng trải nghiệm khách hàng - chủ động thay đổi trải nghiệm khách hàng ngay tại thời điểm hiện tại, không chờ đợi triển khai xây dựng các năng lực nền tảng. Ngân hàng phải coi hành động là yếu tố quan trọng, tập trung triển khai điểm đối với phân khúc khách hàng được lựa chọn thay vì thay đổi toàn diện, kết hợp với việc linh hoạt trong các cấu phần giao tiếp với khách hàng, đồng thời cải thiện năng lực nền tảng số một cách liên tục.
Không có ngân hàng nào có thể đứng ngoài cuộc CMCN 4.0, vấn đề là trong “bầu trời” công nghệ, chọn ngôi sao nào dẫn đường cần phải có chiến lược, mục tiêu bài bản, rõ ràng, cùng với quyết tâm và nỗ lực cao để thích ứng và thay đổi cho phù hợp theo hành trình số đã chọn.
Việt Nam có lợi thế khi dân số hơn 96 triệu người với cơ cấu dân số tương đối trẻ (người trưởng thành xấp xỉ 70%), trong đó 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh; có 130 triệu thuê bao di động; 51 triệu thuê bao internet di động kết nối 3G/4G phủ sóng toàn quốc; 64 triệu người dùng internet chiếm 67% dân số |
Các tin khác

Tỷ giá sáng 6/12: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Quyết tâm thúc đẩy tín dụng xanh

Ngân hàng đang làm “Người bạn đồng hành” với khách hàng ra sao?

Tỷ giá sáng 5/12: Tỷ giá trung tâm giảm 13 đồng

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Ngân hàng tích cực gia cố bộ đệm

Tỷ giá sáng 4/12: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

NHNN Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước Lào

Sacombank kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới tại Campuchia

Hội nghị song phương thường niên giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào

Giải chạy “LPBank – Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực

Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Bản Việt ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Thúc đẩy vay tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
