Chuyên gia ADB: Kỳ vọng đột phá từ đầu tư công
![]() |
Ông Nguyễn Minh Cường |
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam xác định phải nỗ lực hết sức để tăng trưởng đạt trên 5% năm nay, ông nhận định thế nào về khả năng đạt được mức tăng trưởng này?
Việc Chính phủ đặt ra “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội là rất đúng đắn. Nhưng để đạt được mức 5% trong năm nay không phải dễ dàng. Tuy nhiên, mục tiêu không phải là con số cụ thể mà quan trọng nhất bây giờ vẫn là phải bảo toàn lực lượng để dập dịch - bởi vì ít nhất cho đến hết năm nay thì khả năng dịch bệnh quay lại vẫn còn; đồng thời tập trung giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có kiểm soát lạm phát. Theo quan điểm của ADB, khả năng lạm phát giảm là nhiều nhưng cũng không loại trừ được những yếu tố đột biến, tức là rủi ro lạm phát tăng trở lại là vẫn có.
Để phục hồi kinh tế, theo ông cần tập trung vào những giải pháp nào?
Đứng về mặt tổ chức, Chính phủ có thể nên cân nhắc thành lập một Ban chỉ đạo về phục hồi kinh tế. Nếu có một Ban chỉ đạo như vậy sẽ giúp thống nhất, điều tiết, cân đối lợi ích của các ngành, lĩnh vực nhanh và sát hơn, giảm nguy cơ có thể “vênh” trong các chính sách, giải pháp đưa ra giữa các bộ, ngành.
Còn về giải pháp để phục hồi kinh tế giai đoạn 2020-2021, trước hết Việt Nam cần tập trung thực hiện nhanh và quyết liệt những gói hỗ trợ đã công bố. Đây là điều rất quan trọng, bởi đó là những hỗ trợ mà nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân đang rất cần. Cùng với đó, cần tính toán thêm về vấn đề thời hạn của các gói hỗ trợ, như vấn đề cơ cấu lại nợ, giãn nợ của gói tín dụng hay vấn đề thời gian giãn, giảm thuế cũng cần kéo dài hơn bởi nhiều lĩnh vực - vốn phụ thuộc rất nhiều vào các thị trường bên ngoài - khó có thể phục hồi ngay được trong vài tháng sắp tới và nhất là trong bối cảnh các thị trường bên ngoài vẫn đang rất khó khăn vì dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Mặc dù các gói hỗ trợ sẽ làm tăng chi ngân sách, khiến bội chi và nợ công tăng, nhưng thời điểm hiện tại thì không nên quá quan ngại về những vấn đề này.
Bên cạnh đó, cần tranh thủ cơ hội hiện nay để đẩy nhanh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tôi cho rằng, nếu làm tốt vấn đề này trong lúc mà các nhà đầu tư đang rất quan tâm, để ý đến Việt Nam như hiện nay thì kể cả trong trường hợp dịch Covid-19 còn tiếp diễn thì họ vẫn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, cần cơ cấu lại và thúc đẩy thị trường trong nước vì đây luôn là một bệ đỡ rất quan trọng…
Và còn nhiều giải pháp dài hạn cho hậu Covid-19. Trong đó quan trọng nhất là phải xây dựng được nền kinh tế có khả năng chống chọi với các cú sốc bên ngoài. Cùng với đó là tiến hành các chính sách, giải pháp để tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế; tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư nhân; đa dạng hóa thị trường thương mại và đầu tư… Tất cả những vấn đề như vậy nên được đưa vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Ông nhìn nhận thế nào về các mũi đột phá mà Chính phủ xác định cần tập trung trong thời gian tới để hỗ trợ tăng trưởng năm nay?
Về vấn đề thu hút FDI thì như tôi đã nói ở trên, sẽ rất phụ thuộc vào việc chúng ta có đẩy nhanh được cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hay không. Về đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, yếu tố này rất tiềm năng bởi tiêu dùng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng. Nhưng đấy là mới nói về nhu cầu (sức cầu), còn khả năng đáp ứng được thì lại là vấn đề khác. Trong bối cảnh lúc này khi mà thu nhập của cả doanh nghiệp và cá nhân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng… vì đại dịch thì tiêu dùng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chi tiêu đầu tư của Chính phủ. Ví dụ, khi giải ngân đầu tư công tốt sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập; hay chính sách hỗ trợ an sinh xã hội sẽ bơm tiền vào thị trường, vào “túi” người tiêu dùng; trong khi gói tín dụng cũng mang tính kích cầu vì hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp… Cho nên các gói hỗ trợ nếu triển khai tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy tiêu dùng.
Về thu hút đầu tư tư nhân, mặc dù trong ngắn hạn là khó, bởi xu hướng chung là đầu tư đang bị giảm đi vì dịch bệnh. Nhưng trong trung hạn, đầu tư tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Sâu xa hơn nữa thì câu chuyện thu hút đầu tư tư nhân, ngoài những điều kiện thuận lợi về mặt chính sách, còn liên quan rất chặt chẽ đến việc phát triển thị trường vốn. Tất nhiên đây là câu chuyện dài hạn, liên quan đến việc tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, cải cách thị trường tài chính…
Còn câu chuyện đẩy mạnh xuất khẩu lúc này cũng có phần giống vấn đề thu hút đầu tư tư nhân, tức là nên đặt vào trung hạn (từ 2021) và dài hạn hơn trong tổng thể xây dựng các chính sách và giải pháp để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thương mại và đầu tư. Còn trước mắt, “đẩy” xuất khẩu không dễ khi các thị trường đều đang rất khó khăn. Thực tế trong quý I vừa qua, một trong những điểm sáng của nền kinh tế là vẫn có được thặng dư thương mại. Nhưng thặng dư thương mại đó không phải do chúng ta tăng được xuất khẩu mà chủ yếu là vì nhập khẩu giảm mạnh.
Vậy chắc hẳn mũi đột phá đầu tư công sẽ là điểm nhấn?
Đúng vậy, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu 700 nghìn tỷ vốn đầu tư công đẩy ra được hết trong năm 2020 theo đúng kế hoạch và đảm bảo hiệu quả sẽ là cú huých rất mạnh. Chúng tôi ước tính có thể đẩy GDP tăng thêm gần 1,5%. Nói dễ hiểu thế này, như ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam gần đây (đưa ra trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á ADO công bố ngày 3/4/2020), thì năm nay tăng trưởng GDP có thể đạt 4,8%. Về lý thuyết, nếu đẩy được hết khoản 700 nghìn tỷ này thì tăng trưởng cả năm sẽ là 4,8% + 1,5% = 6,3%. Nhưng đấy là kỳ vọng thôi chứ để đẩy ra được hết là rất khó vì từ đầu năm đến giờ, tuy giải ngân đầu tư công tăng tích cực nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Minh bạch hoá lãi suất

Hỗ trợ nền kinh tế: Dư địa chính sách tiền tệ đã gần tới hạn

Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác
